Vì sao không nên sử dụng phương pháp huyết tương điều trị COVID-19?

Ngày 6/12, Tổ chức Y tế thế giới ra khuyến cáo không sử dụng phương pháp huyết tương (dùng huyết tương lấy từ máu của bệnh nhân đã nhiễm COVID-19 và hồi phục) cho người bị bệnh COVID-19 thể nhẹ hoặc trung bình.
WHO cho biết các khuyến nghị mới nhất của họ dựa trên bằng chứng từ 16 thử nghiệm về phương pháp huyết tương liên quan đến 16.236 bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 ở các mức độ không nặng, nặng và nguy kịch.
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy phương pháp có lợi ích hạn chế trong điều trị.
Trên tạp chí y khoa Anh, WHO cho rằng "bằng chứng hiện tại cho thấy nó không cải thiện khả năng sống sót cũng như không làm giảm nhu cầu thở máy của bệnh nhân. Hơn thế, phương pháp này rất tốn thời gian và gây tốn kém trong quản lý".
Cơ quan này cũng khẳng định, với những bệnh nhân bị bệnh nặng và nguy kịch, việc điều trị bằng phương pháp huyết tương chỉ nên thực hiện trong khuôn khổ thử nghiệm lâm sàng.
Huyết tương là một chất dịch có màu vàng nhạt và là một trong những thành phần quan trọng nhất của máu. Huyết tương chiếm tới 55 - 65% tổng lượng máu trong cơ thể.
Huyết tương của người khỏi bệnh là chất dịch lấy từ máu của người đã nhiễm COVID-19 và khỏi bệnh có chứa các kháng thể do cơ thể sản xuất sau khi bị nhiễm bệnh.
Đây là một trong những phương pháp điều trị tiềm năng được nghiên cứu sớm trong đại dịch COVID-19.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cảnh báo về mức độ nguy hiểm khó lường của sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue ngày càng trở nên khó dự đoán về thời điểm và phạm vi bùng phát. Theo Bộ Y tế, trong gần 5 tháng đầu năm 2025, cả nước đã ghi nhận 22.974 ca mắc sốt xuất huyết Dengue và 5 ca tử vong tại nhiều tỉnh thành.June 27 at 2:36 pm -
Gặp nạn trước ngày thi, thí sinh Bình Định được cảnh sát cơ động cõng đi thi
Bình Định - Không may gặp tai nạn, bị gãy chân trước Kỳ thi Tốt nghiệp THPT một ngày, thí sinh được cảnh sát cơ động cõng đến tận phòng thi.June 27 at 2:35 pm -
4 thay đổi chế độ ăn uống để ngăn ngừa loãng xương
Loãng xương là tình trạng suy giảm mật độ và chất lượng xương, làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt ở người lớn tuổi. Theo thống kê toàn cầu, loãng xương ảnh hưởng đến khoảng 500 triệu người, với phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Tuy nhiên, loãng xương hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu áp dụng lối sống lành mạnh và một chế độ dinh dưỡng hợp lý ngay từ sớm.June 27 at 2:35 pm -
Hồi sinh trái tim cho bé trai 7 tuổi ở Trà Vinh
Cần Thơ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật vá thông liên thất cho bé trai 7 tuổi ở tỉnh Trà Vinh.June 26 at 2:56 pm