Trị mất ngủ nên dùng Tây y hay Đông y?

Xã hội phát triển, kinh tế nâng cao, ăn ngon mặc ấm nhưng không ít người vẫn phải khốn khổ vì bệnh mất ngủ. Vậy như thế nào là bệnh mất ngủ và nên dùng tây y hay đông y để điều trị mất ngủ ?
 
18:34 | 24/03/2019
\"\"

Nguyên nhân gây mất ngủ

Một giấc ngủ ngon khi đảm bảo 2 yếu tố về số lượng (6-8h ngủ) và chất lượng (sau khi ngủ dậy thấy cơ thể khỏe khoắn, tỉnh táo, không có cơn ác mộng trong khi ngủ). Khi 1 trong 2 yếu tố trên không đạt được thì được chẩn đoán là rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.

Mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân. Có thể liệt kê như: Do căng thẳng, áp lực, stress từ công việc, cuộc sống, gia đình.

Do sử dụng các chất kích thích: cafein (có trong cà phê và chè), nicotin (có trong thuốc lá thuốc lào), rượu, bia; Do các bệnh lí nội khoa về cơ xương khớp, tim mạch, hô hấp gây các triệu chứng khó chịu.

Do phụ nữ tới giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, thường bị mất ngủ gấp 5 lần người bình thường.

Do các bệnh tâm thần, rối loạn cảm xúc, hoang tưởng, trầm cảm…

Do lạm dụng thuốc ngủ tây y gây nghiện và phụ thuộc thuốc; Do chế độ sinh hoạt không chừng mực, hay thức khuya…

Nên dùng thuốc tây y hay đông y để điều trị mất ngủ

Khi bệnh nhân mất ngủ đến với tây y thì sẽ được kê các thuốc an thần, có tác dụng làm dịu nhẹ, lập lại thăng bằng giúp bệnh nhân dễ ngủ. Các thuốc này thường được kê toa trong khoảng 5-7 ngày, tuy nhiên người bệnh cũng có thể dễ dàng mua tại tiệm thuốc tây. Ưu điểm của thuốc là khởi phát giấc ngủ nhanh, kéo dài giấc ngủ cả đêm. Nhưng nhược điểm là gây quen thuốc, nghiện thuốc. Tác dụng của thuốc sẽ giảm dần theo thời gian, dùng lâu sẽ phải tăng liều ngày càng cao thậm chí phải phối hợp 2-3 thuốc cùng lúc. Khi sử dụng liều cao và kéo dài có thể gây độc với một số người, dẫn đến bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi, thiếu tập trung, luôn bi quan. Nguy hiểm hơn khi ngừng thuốc đột ngột gây các phản ứng nghịch thường như kích thích, khó ngủ, ảo giác thậm chí kích động, còn gọi là “hội chứng cai”.
Như vậy dùng tây y chỉ là chữa vào cái ngọn của bệnh, điều trị tạm thời, ko thể chữa được vào tận gốc bệnh. Ngày nay xu hướng dùng Nam y để điều trị mất ngủ được quan tâm và tin tưởng hơn. Điều trị triệt để tận gốc bệnh và mang lại một giấc ngủ tự nhiên, đẩy lùi chứng mất ngủ giúp bạn luôn khỏe mạnh và thoải mái trong công việc.

Rất nhiều thảo dược điều trị mất ngủ hiệu quả có thể kể đến như: Toan táo nhân (hạt của quả táo nhân): Dưỡng tâm, an thần, liễm hãn, chống mất ngủ;

Lạc tiên: An thần, trị chứng hay quên, tim hồi hộp, suy nghĩ muộn phiền. Cây lạc tiên thường mọc hoang ở các bụi rậm hoặc trồng trong các vườn thuốc. Người dân thường hái lá và ngọn non về nấu canh trị mất ngủ. Nhưng tác dụng tốt nhất là khi phơi khô, sao vàng và sắc nước uống;

Liên tâm (mầm của hạt sen): Có vị đắng, tính hàn, quy kinh Tâm. Có tác dụng trấn kinh (ổn định tâm trí), an thần, giúp thư thái cơ thể. Cách chế tốt nhất là sao vàng sau đó hãm trà hoặc sắc uống;

Ngải tượng (bình vôi): Cây mọc được nhiều ở vùng núi được thu hái quanh năm, có tác dụng an thần, trị đau mỏi đầu;

Vông nem (lá cây vông nem) có vị đắng, tính bình, quy kinh Tâm, Đại trường. Tác dụng thanh nhiệt, hạ áp, an thần;

Cây trinh nữ: tác dụng an thần, dịu thần kinh;

Nụ hoa tam thất: Được dùng phổ biến làm trà uống hàng ngày, vị đắng nhẹ uống thơm và ngon. Chỉ cần uống 2-3 tách trà tam thất vào ban ngày, buổi tối ngủ dễ dàng, và sử dụng lâu dài bệnh mất ngủ của bạn bị đẩy lùi lúc nào không hay.

Ngoài ra còn rất nhiều vị thuốc khác có tác dụng an thần tốt như: viễn chí, long nhãn, thạch quyết minh, chu sa, thần sa, long cốt, mẫu lệ, từ thạch, tang thầm…

Khi dùng phối hợp các vị thuốc với nhau sẽ làm tăng tác dụng và đẩy lùi bệnh mất ngủ.

 

Có thể bạn quan tâm: Điều trị thiếu máu mất ngủ từ vị thuốc long nhãn trong YHCT

comment Bình luận