TP. HCM: Phát triển hệ thống phục hồi chức năng cho người khuyết tật và người có nhu cầu đến năm 2030, tầm nhìn 2050
Mục đích của kế hoạch nhằm triển khai cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Quyết định số 569/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng nhằm củng cố kiện toàn hệ thống phục hồi chức năng tại các cơ sở y tế thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật.
Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đối tượng, thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố.
Kế hoạch đặt ra yêu cầu thực hiện tốt Chỉ thị 39-CT/TW và Quyết định số 569/QĐ-TTg trong công tác nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người khuyết tật và nhân dân.
Đồng thời đề ra các giải pháp thực hiện sát với tình hình thực tế và điều kiện nguồn lực của địa phương. Bố trí ngân sách và có cơ chế, chính sách tăng cường công tác huy động nguồn lực để triển khai, thực hiện các hoạt động của kế hoạch.

Ảnh minh họa
Mục tiêu chung của kế hoạch bảo đảm cho người khuyết tật và người có nhu cầu được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng có chất lượng, toàn diện, liên tục và công bằng giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Tăng cường phòng ngừa khuyết tật trước sinh và sơ sinh, phát hiện và can thiệp sớm khuyết tật, giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng. Duy trì, củng cố, kiện toàn và phát triển hệ thống mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng, đảm bảo trên 90% cơ sở phục hồi chức năng được duy trì, củng cố, kiện toàn và đầu tư phát triển.
Nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng, phấn đấu bệnh viện phục hồi chức năng đạt mức chất lượng từ khá trở lên theo tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế; 100% các bệnh viện, đơn vị cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng đạt chỉ tiêu phát triển chuyên môn kỹ thuật, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phát triển nguồn nhân lực phục hồi chức năng đạt tỷ lệ nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng tối thiểu 0,5 người/10.000 dân.
Tầm nhìn đến năm 2050: Phục hồi chức năng được phát triển tại tất cả các tuyến trong và ngoài ngành y tế với sự đa dạng về phương pháp can thiệp đảm bảo cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng toàn diện, liên tục, chất lượng.
Đẩy mạnh hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng trở thành biện pháp chiến lược để giải quyết vấn đề khuyết tật của Thành phố.
Mọi người dân đều được tiếp cận với các dịch vụ sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật và các kỹ thuật phục hồi chức năng thiết yếu, phù hợp theo nhu cầu.
Kế hoạch đặt ra nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như sau: Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật và tăng cường phối hợp liên ngành; thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; duy trì, củng cố hoàn thiện hệ thống phục hồi chức năng và mạng lưới phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; đảm bảo nguồn nhân lực; chuyển đổi số công tác quản lý sức khỏe người khuyết tật và ứng dụng công nghệ trong sản xuất và cung ứng dụng cụ phục hồi chức năng; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế…
Minh Dung

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
TP. HCM: Phát triển hệ thống phục hồi chức năng cho người khuyết tật và người có nhu cầu đến năm 2030, tầm nhìn 2050
UBND TP. HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng trên địa bàn TP. HCM giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.March 24 at 1:40 pm -
Những vấn đề tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Theo Tiến sĩ Nandita Shenoy, Phó Giáo sư tại Cao đẳng Khoa học Nha khoa Manipal, Mangalore (Ấn Độ), các vấn đề tiêu hóa có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, bao gồm tổn thương niêm mạc miệng và răng miệng. Dưới đây là 5 tình trạng tiêu hóa phổ biến có thể ảnh hưởng đến răng miệng của bạn.March 24 at 1:40 pm -
Lâm Đồng: Tập huấn hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, rượu bia năm 2025
Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng tổ chức lớp tập huấn cho 10 huyện, thành phố với sự tham dự của các học viên là cán bộ phụ trách hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, rượu bia.March 23 at 10:14 am -
Chú trọng triển khai công tác trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Định
Tại văn bản số 2079/UBND-NCVX ngày 17/3/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác trẻ em năm 2025 trên địa bàn tỉnh.March 22 at 9:06 am