Thai nhi ghét những âm thanh gì khi ở trong bụng mẹ? Cho thai nhi nghe nhạc mẹ cần lưu ý gì?
Cho thai nhi nghe nhạc là việc tất cả các mẹ bầu đều biết. Nhưng việc cho thai nhi nghe như thế nào để mẹ thoải mái, bé phát triển. Tuy nhiên, cho thai nhi nghe như thế nào để mẹ thoải mái, bé phát triển thì không phải mẹ nào cũng biết.
16:45 | 16/10/2020
Lợi ích kì diệu của nhạc cho thai nhi
- Giúp thai nhi khỏe mạnh hơn
- Bé lớn lên có kỹ năng ngôn ngữ tốt
- Cải thiện mô hình giấc ngủ của trẻ ngay cả sau sinh
- Gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé
- Giảm căng thẳng cho mẹ bầu trong thai kì…
Nếu bạn chưa có thói quen nghe nhạc cùng bé thì hãy hình thành thói quen ấy ngay từ bây giờ nhé. Lợi ích của nhạc cho bà bầu vừa giúp thai nhi phát triển tốt, khỏe mạnh và thông minh lại vừa giúp bạn thoải mái, nhẹ nhàng, tránh các áp lực tâm lí trong thai kỳ.
Bé ghét những âm thanh gì khi ở trong bụng mẹ
Nghe nhạc khiến bé cảm thấy thoải mái và thích thú nhưng những bản âm nhạc “ngoại lai” như tiếng ồn từ bên ngoài sẽ khiến bé chẳng thể yêu thích được:
- Tiếng máy móc ồn ào: Những âm thanh đinh tai, nhức óc này sẽ tác động không tốt đến thai nhi. Ban đầu, âm thanh ngược sẽ chỉ gây khó chịu cho thai nhi. Khi ở gần khu vực ồn ào này lâu âm thanh ngược sẽ tác động đến mẹ ở các bộ phận: tai, hệ thần kinh trung ương đến tim mạch, dạ dày rồi hàng loạt các cơ quan khác. Cuối cùng tác động đến thính giác. Khi ở trong khu vực ồn ào lâu mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, Endorphins sẽ không được tiết ra. Có mẹ còn bị ù tai, thay đổi về mặt sinh lý như nhịp tim, huyết áp thay đổi, tính tình gắt gỏng, khó dở. Vì vậy, khu vực có tiếng ồn lớn ắt hẳn không phải là nơi có không gian lý tưởng cho mẹ và bé dưỡng thai rồi.
- Tiếng la hét, cãi lộn: Những âm thanh này cũng không khác gì tiếng máy móc ồn ào chút nào. Chỉ khác là âm thanh này do con người trực tiếp tạo ra mà thôi. Nó khiến bé bị giật mình khi đang ngủ và nhất là khi những âm thanh này xuất phát từ chính mẹ của thai nhi thì thai nhi sẽ cảm nhận rõ sự mệt mỏi, uất ức hay phẫn nộ từ chính mẹ mình. Khi mẹ nổi giận thì cơ thể mẹ sẽ tự động tiết ra Adrenosterol, chất này ảnh hưởng đến sự phân hóa và liên hợp các tế bào của tổ chức phôi thai dẫn đến kết cấu thai nhi khác thường. Hậu quả để lại có thể là khuyết tật trong sinh lý của trẻ về sau.
- Những âm thanh ồn ào, náo nhiệt: Những âm thanh ồn ào như vũ trường mẹ nên từ chối đến gần vì nơi này hỗn tạp âm thanh khiến bé không biết định hướng theo loại nhạc nào. Sự khó chịu và mệt mỏi khiến bé chỉ muốn thật nhanh rời khỏi nơi này.
- Tiếng gào khóc, rên rỉ: Đây chắc chắn không phải là không gian mẹ nên ở lâu. Mẹ càng hạn chế tiếp xúc với những cảm xúc tiêu cực sẽ càng tốt cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bất khả kháng đi đám hiếu, mẹ phải đi viếng, thì việc tiếp xúc với những cảm xúc tiêu cực là điều không thể tránh khỏi. Mẹ hãy cố gắng không để những tiếng khóc, tiếng kèn, la hét đó ảnh hưởng đến tâm lý mình. Hãy nghĩ một cách lạc quan rằng người chết không phải kết thúc mà là một khởi đầu mới.9
- Những bài hát và bản nhạc không phù hợp: Những bản nhạc u buồn khiến cảm xúc của mẹ đi xuống sẽ không thích hợp cho thai nhi. Cũng như vậy, những bản nhạc dữ dội quá mẹ cũng hạn chế tiếp xúc nhé.
Những lưu ý khi cho thai nhi nghe nhạc
- Dùng tai nghe cho thai nhi nghe nhạc cần chú ý âm lượng: Như đã phân tích ở trên, môi trường nước truyền âm rất tốt, vì vậy, mẹ chỉ cần mở âm lượng vừa đủ như mẹ nghe là thai nhi cũng có thể nghe được. Không nhất thiết phải mở quá lớn vì sợ thai nhi không nghe được nha mẹ.
- Những mẹ có kinh nghiệm cho con nghe nhạc thường chia sẻ rằng nhạc cổ điển giúp thai nhi chuyển động đều hơn và lớn nhanh hơn. Những bản nhạc của nhà thờ cũng tác động rất tốt đến thia nhi. Mẹ nên tránh những bản nhạc bốc lửa, âm thanh chát chúa sẽ khiến thai nhi giật mình.
- Nên cho bé nghe nhạc 2 lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối. Mỗi lần khoảng 10 phút là hợp lý.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Yến Helen - Hành trình từ tâm huyết của một nhà giáo đến thương hiệu yến sào hàng đầu Châu Á
Từ bục giảng đến thương trường, hành trình của nữ doanh nhân Bùi Thị Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Helen Solar (thương hiệu Yến Helen - Yến Khánh Hòa) là một câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và khát vọng cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.July 16 at 10:54 pm -
4 lối sống lành mạnh giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
Khi bước sang tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi sinh lý phức tạp trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là thời kỳ "chuyển giao" với nhiều thách thức: thay đổi tâm trạng, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, mất khối cơ và giảm trao đổi chất.July 14 at 8:11 am -
Ký sinh trùng từ thú cưng, nguy cơ tiềm ẩn khiến hàng trăm trẻ mắc bệnh
Chỉ từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An phát hiện gần 900 trẻ nhiễm giun, sán chó mèo. Nhiều trẻ đến khám trong tình trạng ngứa ngáy kéo dài, tổn thương đa cơ quan nhưng nhiều phụ huynh chủ quan, cho rằng chỉ là bệnh ngoài da và tự điều trị tại nhà…July 10 at 5:09 pm -
Hà Tĩnh ghi nhận ca sốt rét ngoại lai có nguy cơ phát sinh ca bệnh thứ cấp
Mới đây, trên địa bàn thôn Song Yên, xã Thiên Cầm ghi nhận trường hợp mắc sốt rét. CDC Hà Tĩnh thành lập đoàn công tác làm việc với chính quyền xã, Trạm Y tế về các biện pháp xử lý ổ bệnh. Đây là ca bệnh ngoại lai thứ 6 trên địa bàn tỉnh tính từ đầu năm đến nay.July 10 at 5:08 pm