Tại sao nhiều người bị chóng mặt khi ngủ dậy?

Chóng mặt khi thức dậy là tình trạng rất thường gặp, đặc biệt ở người lớn tuổi. Theo tổng hợp từ trang sức khỏe Step to health, ước tính ít nhất 20% số người trong độ tuổi từ 18 đến 65 đã từng trải qua chóng mặt khi thức dậy. Ngoài ra, triệu chứng này cũng thường xuyên diễn ra ở những người mắc bệnh mãn tính khác, chẳng hạn như hạ huyết áp.
8:34 | 19/11/2023

Nguyên nhân

Theo các nhà khoa học, trường hợp này là do các hạt canxi nhỏ được giải phóng vào tai trong. Những hạt này khiến não nhận được tín hiệu bất thường từ các vị trí của cơ thể. Đây là lúc cơn chóng mặt xảy ra.

Một nguyên nhân phổ biến khác gây chóng mặt khi bạn thức dậy là do bạn duy trì 1 tư thế quá lâu khi ngủ.

Mất nước, mất điện giải do đổ mồ hôi nhiều ban đêm, sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy… trong đêm đều có thể khiến bạn chóng mặt sau khi ngủ dậy.

Ngủ dậy bị chóng mặt quay cuồng có thể là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng lượng đường trong máu thấp.

Một số bệnh về tai có thể dẫn đến chóng mặt. Sử dụng nhiều loại thuốc hoặc căng thẳng, áp lực công việc, cuộc sống cũng gây ra chóng mặt khi thức dậy.

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Biện pháp ngăn ngừa, giảm chóng mặt khi ngủ dậy

Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần nằm yên trên giường khoảng 5-10 phút trước khi ngồi dậy, để cơ thể thích nghi.

Nếu chóng mặt, bạn có thể nằm nghỉ ngơi trên giường thêm vài phút để thuyên giảm, sau đó ngồi dậy.

Uống 1-2 ngụm nước sau khi ngủ dậy.

Hít thở sâu, tập trung vào một điểm để ổn định thăng bằng. Ngồi dậy từ từ, tránh đứng dậy đột ngột. Có thể xuống giường và ngồi thêm 1-2 phút trước khi đứng lên.

Lưu ý rằng nếu tình trạng chóng mặt khi thức dậy ít xảy ra hoặc mức độ nhẹ thì bạn có thể yên tâm. Mặt khác, nếu chóng mặt dữ dội và xảy ra thường xuyên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đánh giá tình hình.

Theo Step to health

comment Bình luận