Số trẻ em mắc ‘rối loạn phổ tự kỷ’ ở Việt Nam đang tăng lên rất nhanh
TS.BS Đinh Thạc cho biết, thuật ngữ “rối loạn phổ tự kỷ” - Autism Spectrum Disorder (ASD) được dùng để mô tả những dạng tự kỷ từ nhẹ đến nặng. Theo tổ chức CDC Hoa Kỳ, năm 2000, tỷ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ trên toàn cầu là 1/150, tỷ lệ nam/nữ là 3/1; năm 2020 tỷ lệ là 1/54; năm 2023, tỷ lệ là 1/36, tỷ lệ nam/nữ là 4/1.
Theo bác sĩ Thạc, cho đến nay, nguyên nhân của chứng tự kỷ ở trẻ em chưa được biết một cách chính xác.
“Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy có nhiều yếu tố góp phần vào việc hình thành chứng tự kỷ ở trẻ bao gồm: Di truyền (khoảng 80% rối loạn phổ tự kỷ xuất hiện do thừa hưởng gien di truyền); Phối hợp với một số bệnh lý (hội chứng X mỏng giòn, rubella bẩm sinh,...); Những rối loạn khác đi kèm: trẻ chậm phát triển trí tuệ (50%), động kinh (30%), chứng tăng động kém tập trung; Yếu tố môi trường được ghi nhận: thời kỳ mang thai mẹ thường xuyên tiếp xúc với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy...làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra; Trẻ tiếp xúc thường xuyên hóa chất độc hại, sự ô nhiễm môi trường, gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm yêu thương...cũng làm gia tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ”, bác sĩ Thạc cho hay.
Bác sĩ Thạc cho biết, tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh phức tạp, có các khiếm khuyết hành vi đặc trưng trong 3 lĩnh vực:
- Tương tác xã hội
- Giao tiếp bằng lời và không lời
- Hành vi, sở thích, hoạt động rập khuôn, lặp đi lặp lại
Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường về hành vi như trẻ ít cười, ít biểu lộ cảm xúc tình cảm với cha mẹ, thích chơi một mình, kém tương tác với những người xung quanh, mối quan tâm bị thu hẹp, hành vi rập khuôn… đặc biệt là có kèm theo tình trạng thoái lui ngôn ngữ nghiêm trọng ở trẻ (trẻ quá chậm nói so với tuổi hoặc trẻ bị mất hẳn kỹ năng ngôn ngữ) được xem là những dấu hiệu cảnh báo sớm gợi ý cho cha mẹ và thầy cô giáo nhận diện rất có khả năng trẻ bị mắc chứng tự kỷ, nhất là trẻ trong độ tuổi từ 18 tháng – 24 tháng tuổi.
Các dấu hiệu báo động tự kỷ ở trẻ trước 24 tháng:
- Không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi;
- Không có cử chỉ biểu lộ sự quan tâm xung quanh khi 12 tháng tuổi: chỉ ngón tay, vẫy tay mừng khi gặp người thân, bắt tay, tiếp xúc mắt, cười đáp với người quen…;
- Không nói được dù chỉ là 1 từ đơn khi 16 tháng;
- Không tự nói câu 2 từ khi 24 tháng;
- Mất kĩ năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.
“Đây được xem là rối loạn phát triển mạn tính, có thể kéo dài suốt đời, ảnh hưởng đến sự phát triển tối ưu của trẻ. Tuy nhiên, nếu được can thiệp sớm và can thiệp thích hợp, trẻ có nhiều cơ hội cải thiện hoà nhập, thích nghi và có cơ may sống tự lập hay thành công ở độ tuổi trưởng thành”, bác sĩ Thạc nhận định.
Theo bác sĩ Thạc, có 2 giai đoạn vàng trong chẩn đoán và điều trị trẻ ASD là giai đoạn trước 2 tuổi và trước 5 tuổi.
Bác sĩ Thảo cũng lưu ý một số can thiệp sai lầm ở trẻ ASD như: Gia đình ngộ nhận trẻ chỉ chậm thôi, từ từ trẻ sẽ phát triển bình thường; Theo lời mách bảo của người khác tìm thuốc điều trị cho trẻ uống; Nhiều phụ huynh “tự làm bác sĩ” cho trẻ ASD; Trị liệu cho trẻ ASD chỉ một mình gia đình là đủ.
“Hoàn toàn không có thuốc điều trị đặc trị trẻ ASD; Không có xét nghiệm phát hiện y tế nào cho rối loạn phổ tự kỷ; Can thiệp và trị liệu cho trẻ ASD là phương pháp đa ngành (Y tế - Giáo dục – Nhà tâm lý – Công đồng xã hội, ban ngành); Cha mẹ và trẻ là trung tâm trong suốt quá trình trị liệu”, bác sĩ Thạc giải thích.
“Trẻ tự kỷ sẽ không thể chờ đợi lâu. Vì vậy chúng ta nên dành những gì tốt nhất cho trẻ tự kỷ”, bác sĩ Thạc nhấn mạnh.
Tại hội thảo, Giáo sư Tiến sĩ Mike Chan - Chủ tịch European Wellness Group đã chia sẻ những phương pháp can thiệp đổi với trẻ mắc chứng tự ký thông qua các thành tựu của y sinh học tái tạo
BS.CK2 Thái Thị Thanh Thủy đã cung cấp những phương pháp mới nhất để hiểu và ứng dụng hiệu quả vào việc hỗ trợ trẻ tự kỷ. Các phương pháp bao gồm: Y sinh; Tâm lý; Giáo dục đặc biệt; Tâm vận động; Thuỷ trị liệu; Âm nhạc trị liệu; Điều hoà cảm giác; Âm ngữ trị liệu; Y học cổ truyền; Tế bào gốc
Thông qua hội thảo, ban tổ chức cũng mong muốn các gia đình của trẻ được chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi từ nhau và nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia.
"Đây là một cơ hội quan trọng để chia sẻ và học hỏi về những phương pháp mới trong can thiệp cho trẻ tự ký, một lĩnh vực mà chúng tôi luôn đặt sự quan tâm cao. Thông qua hội thảo, European Wellness mong muốn mang đến những thông tin hữu ích va những cơ hội gặp gỡ, kết nối cho cộng đồng. Hãy tiếp tục đồng hành cùng chúng tôi trong những hành trình tiếp theo", Đại diện European Wellness chia sẻ tại hội thảo.
Ánh Tường
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cà Mau: Tập huấn tư vấn cai nghiện thuốc lá tại cộng đồng
Nhằm thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời tổ chức lớp tập huấn tư vấn cai thuốc lá cho 40 học viên là cộng tác viên, y tế khóm/ấp tại cộng đồng.November 22 at 4:25 pm -
Đà Nẵng: Tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho y tế thôn bản
Từ ngày 19/11 đến 21/11, tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho đội ngũ nhân viên y tế thôn bản của 11 xã trên địa bàn huyện Hoà Vang.November 22 at 4:25 pm -
Gia Lai phát động tháng hành động vì bình đẳng giới
Vừa qua, tại TP. Pleiku, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Gia Lai phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.November 21 at 8:52 am -
400 triệu đồng gây quỹ hỗ trợ sinh viên tại giải golf Trường Đại học Luật TP.HCM
Ngày 19/11, giải golf mở rộng lần I năm 2024 của Trường Đại học Luật TP.HCM diễn ra nhằm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Sự kiện quy tụ 144 golfer, bao gồm các cựu giảng viên, cựu sinh viên và doanh nhân từ nhiều lĩnh vực khác nhau.November 20 at 1:03 pm