Sở An toàn thực phẩm TP. HCM thực hiện kiểm dịch 298 con heo và 1.172 kg thịt heo trong 6 tháng đầu năm 2024

Chỉ trong 6 tháng đầu năm, các đoàn kiểm tra của Sở An toàn thực phẩm TP. HCM đã lập biên bản vi phạm hành chính 13 trường hợp vi phạm với tổng số tiền phạt là 112.836.500 đồng. Trong đó, Thanh tra Sở An toàn thực phẩm đã xử phạt vi phạm hành chính 1 trường hợp thịt heo không rõ nguồn gốc xuất xứ.
19:06 | 12/07/2024

Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể con người, nếu sử thực phẩm bị ngâm tẩm hóa chất sẽ có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng.

Theo quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm tự chịu trách nhiệm về sản phẩm mình sản xuất, kinh doanh trên thị trường (Điều 7, Điều 8 Luật An toàn thực phẩm) và “Không sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm” (Điều 5 Luật An toàn thực phẩm). Do vậy việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm có ngâm tẩm hóa chất là hành vi trái pháp luật.

Thanh tra Sở An toàn thực phẩm đã xử phạt vi phạm hành chính 1 trường hợp thịt heo không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thanh tra Sở An toàn thực phẩm đã xử phạt vi phạm hành chính 1 trường hợp thịt heo không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đối với việc kinh doanh thực phẩm trên không gian mạng: Việc quản lý loại hình kinh doanh thực phẩm trên không gian mạng là khó khăn chung của các cơ quản quản lý nhà nước:

Khó xác định được chủ thể (chủ tài khoản), người kinh doanh thực phẩm.

Mạng xã hội có máy chủ đặt tại nước ngoài nên khó khăn trong việc yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm đối với các tài khoản vi phạm.

Chưa có đủ phương tiện, công cụ để lưu trữ chứng cứ trong việc thực hiện quản lý, xử lý các hành vi vi phạm khi kinh doanh thực phẩm trên không gian mạng.

Do đó, người tiêu dùng cần lựa chọn sử dụng sản phẩm, mua sản phẩm thực phẩm từ nhà sản xuất có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm.

Ngọc Nguyễn

comment Bình luận