Phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của cúm mùa bằng vắc xin
Các nhóm đối tượng nguy cơ cao diễn biến trở nặng khi mắc cúm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 1 tỷ ca mắc cúm, với 3 - 5 triệu ca bệnh nặng và từ 290.000 đến 650.000 ca tử vong. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận từ 600.000 - 1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa. Hệ thống giám sát trọng điểm viêm phổi cấp do virus tại Việt Nam vẫn ghi nhận các trường hợp mắc với khoảng 10% số mẫu bệnh nhân cúm dương tính với chủng cúm A(H1N1).
Được biết, virus cúm A(H1N1) tồn tại khá lâu ngoài môi trường (ngoại cảnh), có thể sống từ 24 - 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ… hay có thể tồn tại trong quần áo từ 8 - 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng bàn tay. Đặc biệt, mầm bệnh có thể sống lâu trong môi trường nước như sống đến 4 ngày ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống vài tuần ở nhiệt độ 0 - 4 độ C. Điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm thấp, thiếu ánh nắng để tiêu diệt virus càng thuận lợi cho virus cúm phát triển.

Ảnh minh họa
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân nên chủ động phòng ngừa cúm mùa bằng cách tiêm vắc xin.
Thông thường, cúm thường diễn biến biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2 - 7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi virus xâm lấn các cơ quan gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết.
Các nhóm như người từ 65 tuổi trở lên, thai phụ, trẻ nhỏ, người có bệnh nền như tim mạch, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính, suy thận, đái tháo đường… khi mắc cúm có nguy cơ cao trở nặng hơn.
Theo các bác sĩ, cúm gây các triệu chứng nặng hơn cảm lạnh thông thường và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi. Để bảo vệ sức khỏe cá nhân, đặc biệt đối với những nhóm đối tượng có nguy cơ cao như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người có bệnh nền, việc chủ động tiêm vắc xin cúm là rất quan trọng và nên thực hiện càng sớm càng tốt.
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm
Tiêm vắc xin cúm là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa cúm và các biến chứng nguy hiểm. Tổ chức Y tế Thế giới thông báo, việc tiêm phòng vắc xin cúm làm giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70 - 80% và có hiệu lực bảo vệ lên tới 80% - 90%.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người dân nên chủ động phòng ngừa cúm mùa bằng cách tiêm vắc xin do thời điểm hiện nay rất thuận lợi để các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, đặc biệt là cúm mùa, có nguy cơ bùng phát mạnh.
BS Mỹ Huyền – Thái Tuyền

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đắk Lắk: Lồng ghép hỗ trợ, tư vấn cộng đồng với công tác dự phòng, giảm tác hại tệ nạn ma túy, mại dâm và phòng, chống mua bán người
Vừa qua, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch số 40/KH-UBND, triển khai lồng ghép nhiệm vụ điểm hỗ trợ, tư vấn cộng đồng với công tác dự phòng, giảm tác hại tệ nạn ma túy, mại dâm và phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh năm 2025.February 21 at 1:36 pm -
Đắk Nông: Tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh
Thực hiện Công văn số 525/BYT-DP ngày 24/1/2025 của Bộ Y tế, UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành văn bản về tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh.February 20 at 9:08 am -
TP. HCM: Triển khai thực hiện chiến lược, chương trình quốc gia về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
UBND TP. HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược, chương trình quốc gia về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2025 - 2030.February 20 at 9:08 am -
TP. HCM: Triển khai mô hình hỗ trợ trẻ em và dịch vụ bảo vệ khẩn cấp
UBND TP. HCM thành lập mô hình "một cửa" tại Bệnh viện Nhi đồng để hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, đồng thời cung cấp dịch vụ bảo vệ khẩn cấp tại chỗ.February 19 at 9:46 am