Bình Phước: Không chủ quan lơ là bệnh cúm mùa
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong năm 2024 Việt Nam ghi nhận 289.876 ca cúm mùa, 8 ca tử vong. Số ca nhiễm giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), nhưng số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Bảo Khanh - Phụ trách khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viên Đa khoa tỉnh cho biết: Tiếp nhận bệnh nhân cúm mùa tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh trường hợp đến bệnh viện 2 tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025 các triệu chứng thường nhẹ dễ bỏ sót. Bệnh nhân nghi cúm vào viện được đề nghị đeo khẩu trang, vào khám ở phòng khám nhiễm (P39); khoa khám bệnh chủ yếu các bệnh nhân khám, xét nghiệm máu hoặc chụp phổi. Phần lớn các bệnh nhân thường có triệu chứng viêm đường hô hấp trên nhẹ cấp thuốc ngoại trú, về nhà đeo khẩu trang đi làm việc. Rất ít có bệnh nhân phải nhập viện.
Theo bác sĩ Khanh cũng khuyến cáo: Bệnh nhân bị bội nhiễm hoặc có bệnh nền thì nhập viện điều trị nội trú và hiện tại khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viên Đa khoa tỉnh đang tiếp tục theo dõi số lượng bệnh nhân đến khám, biến chứng, theo dõi chủng mới.

Ảnh minh họa
Theo cảnh báo từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi-rút cúm A (H3N2), cúm A (H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2 - 7 ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
Để chủ động phòng, chống bệnh cúm mùa, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, Sở Y tế Bình Phước khuyến cáo người dân khi có triệu chứng: ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà, mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời. Người dân cần phải đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch hàng ngày hoặc bằng dung dịch sát khuẩn. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; tiêm vắc-xin cúm mùa phòng bệnh; thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Bên cạnh đó, Sở Y tế đề nghị các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh khuyến cáo người dân đến khám, điều trị, liên hệ công tác phải chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang trong khuôn viên; tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện công tác phân luồng, cách ly các ca cúm nặng, phòng trường hợp phát sinh các chủng virus mới; khi phát hiện trường hợp người bệnh nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm thì cần áp dụng ngay biện pháp cách ly y tế và thông báo kịp thời cho các Trung tâm Y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để phối hợp giám sát, phòng chống dịch bệnh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân nâng cao phòng chống bệnh cúm mùa bằng cách tiêm vắc-xin là biện pháp dự phòng tốt nhất bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Xuân Hiệp

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Yến Helen - Hành trình từ tâm huyết của một nhà giáo đến thương hiệu yến sào hàng đầu Châu Á
Từ bục giảng đến thương trường, hành trình của nữ doanh nhân Bùi Thị Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Helen Solar (thương hiệu Yến Helen - Yến Khánh Hòa) là một câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và khát vọng cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.July 16 at 10:54 pm -
4 lối sống lành mạnh giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
Khi bước sang tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi sinh lý phức tạp trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là thời kỳ "chuyển giao" với nhiều thách thức: thay đổi tâm trạng, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, mất khối cơ và giảm trao đổi chất.July 14 at 8:11 am -
Ký sinh trùng từ thú cưng, nguy cơ tiềm ẩn khiến hàng trăm trẻ mắc bệnh
Chỉ từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An phát hiện gần 900 trẻ nhiễm giun, sán chó mèo. Nhiều trẻ đến khám trong tình trạng ngứa ngáy kéo dài, tổn thương đa cơ quan nhưng nhiều phụ huynh chủ quan, cho rằng chỉ là bệnh ngoài da và tự điều trị tại nhà…July 10 at 5:09 pm -
Hà Tĩnh ghi nhận ca sốt rét ngoại lai có nguy cơ phát sinh ca bệnh thứ cấp
Mới đây, trên địa bàn thôn Song Yên, xã Thiên Cầm ghi nhận trường hợp mắc sốt rét. CDC Hà Tĩnh thành lập đoàn công tác làm việc với chính quyền xã, Trạm Y tế về các biện pháp xử lý ổ bệnh. Đây là ca bệnh ngoại lai thứ 6 trên địa bàn tỉnh tính từ đầu năm đến nay.July 10 at 5:08 pm