Phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp cho trẻ

Viêm đường hô hấp cấp tính là một căn bệnh nhiễm trùng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng hô hấp. Bệnh thường ảnh hưởng đến đường hô hấp trên (mũi, xoang, hầu – họng, thanh quản) hoặc đường hô hấp dưới (khí quản, phế quản, tiểu phế quản, các phế nang).
16:36 | 14/11/2023

Ai cũng có khả năng mắc phải bệnh viêm đường hô hấp cấp, tuy nhiên, trẻ nhỏ và người cao tuổi là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Viêm đường hô hấp cấp tính thường khá nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ em, người lớn tuổi và những người mắc phải các chứng rối loạn hệ miễn dịch.

Các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính thường khác nhau và tùy thuộc vào việc bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hay dưới. Những triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm tắc nghẽn ở các xoang mũi hoặc ở phổi, chảy nước mũi, ho, đau cổ họng, đau nhức toàn thân, mệt mỏi, sốt cao trên 39˚C và ớn lạnh, chóng mặt, khó thở,… Viêm đường hô hấp cấp tính chủ yếu là do virus gây ra.

Tiêm vắc xin là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất cho trẻ nhỏ

Tiêm vắc xin là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất cho trẻ nhỏ

Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp

Bệnh chủ yếu do virus gây bệnh nên các phương pháp chỉ điều trị triệu chứng mà chưa có điều trị nguyên nhân. Các thuốc chủ yếu được sử dụng là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm tại chỗ, nâng cao sức đề kháng cho bé. Khi bé có diễn tiến nặng hay bội nhễm bác sĩ sẽ tùy từng trường hợp sẽ điều trị cho các bé.

Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ nhỏ: Trước tiên cần tạo cho bé miễn dịch chủ động như thực hiện đầy đủ chương trình tiêm chủng quốc gia. Trẻ mới sinh ra cần tận dụng nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ.

Để chủ động phòng bệnh, phụ huynh cần hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch bệnh, hạn chế cho trẻ ra ngoài khi thời tiết chuyển mùa.

Giữ bàn tay luôn sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, khi ăn uống sẽ loại trừ virus khỏi bàn tay, để virus không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp.

Đeo khầu trang cách ly với mầm bệnh.

Tránh cho bé chơi, học tập trong môi trường đông đúc nhiệt độ quá cao, quá lạnh không cho quạt xoáy thẳng vào trẻ khi chơi hoặc ngủ.

Tạo thói quen cho trẻ uống nước ấm vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy để cổ họng bé không bị khô, giữ ấm cổ cho bé khi ngủ tránh nhiễm lạnh, giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để chủ động tăng sức đề kháng cho bé.

Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi các dấu hiệu nặng lên như sốt cao, ho nhiều, nôn ói kéo dài, tiêu chảy nặng, có các dấu hiệu biến chứng về tai, phổi, tiêu hóa, mắt.

Bác sĩ Quốc Huy – Thái Tuyền

comment Bình luận