Phát hiện hóa thạch 6 loài cá mập cổ đại trong hang động

Bộ xương hóa thạch của nhiều loài cá mập chưa được biết nằm rải rác trên trần và thành hang Mammoth trong vườn quốc gia ở Kentucky.
17:37 | 16/10/2020

Phục dựng những loài cá mập cổ đại còn lưu lại hóa thạch ở hang Mammoth. Ảnh: Julius Csotonyi/NPS.

Hóa thạch của ít nhất 40 loài cá mập và những loài họ hàng gần được phát hiện trong hang động hẻo lánh bên trong công viên sau 10 tháng khảo sát, trong số đó có 6 loài chưa biết trước đây, bao gồm cả động vật săn mồi lớn và động vật kiếm ăn ở tầng đáy. Các hóa thạch có thể đạt niên đại hơn 325 triệu năm, khi lớp đá vôi ở hệ thống hang Mammoth hình thành vào cuối Đại Cổ sinh.

"Tôi vô cùng kinh ngạc trước độ đa dạng của những con cá mập khi khám phá lối đi trong hang Mammoth", John-Paul Hodnett, nhà cổ sinh vật học ở Ủy ban Công viên và Quy hoạch Maryland-National Capital, cho biết. "Chúng tôi hầu như không thể đi xa hơn hai nửa mét một phút do răng hoặc xương cá mập liên tục xuất hiện ở trần hang hoặc tường. Chúng tôi quan sát hàng loạt loài cá có sụn khác nhau với nhiều môi trường sinh thái, từ động vật săn mồi lớn tới cá mập nhỏ sông trong rừng huệ biển ở đáy biển".

>>> Xem thêm: Giáo sư Mỹ công bố kết quả nghiên cứu sau nhiều năm: ‘Có khả năng chúng ta đang sống trong giả lập’

Cơ quan Vườn quốc gia (NPS) cho biết các loài mới sẽ được mô tả và đặt tên trong một ấn phẩm khoa học. Hóa thạch trong hang Mammoth bao gồm răng và xương vây do phần lớn bộ xương cá mập cấu tạo từ sụn, mô mềm hơn xương. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện hai bộ xương vẫn còn sụn của hai loài cá mập khác nhau trong hang. Theo NPD, một mẫu vật do Hiệp hội Nghiên cứu Hang động tìm thấy và mẫu vật còn lại được biết tới bởi các hướng dẫn viên trong vườn quốc gia. Mô sụn bảo quản trong lớp đá thuộc Đại Cổ sinh rất hiếm gặp, khiến nhóm nghiên cứu phải ghi chép kỹ lưỡng về mẫu vật.

Kiều Oanh

comment Bình luận