Những điều nên làm với trẻ thừa cân, béo phì
Hiện nay nhiều trẻ em hay bị TC-BP là do trẻ thường dành nhiều thời gian cho hoạt động tĩnh như xem tivi, chơi điện tử nhưng ít tập luyện thể dục thể thao. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, ở những trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ nhẹ cân hoặc cân nặng lúc sinh quá cao khi lớn lên cũng dễ bị TC-BP.
Trẻ béo phì thường chậm chạp và hay bị bạn bè trêu chọc, phân biệt đối xử, làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và khả năng học tập của trẻ. Do đó cần phải phát hiện sớm từ lúc trẻ có nguy cơ bị thừa cân để tìm cách phòng chống.

Ảnh minh họa
Theo dõi cân nặng
Cách tốt nhất để phát hiện trẻ bị thừa cân là luôn theo dõi cân nặng của trẻ, nếu thấy trẻ tăng cân quá nhanh trong một thời gian ngắn thì cần đưa trẻ tới khám tại cơ sở y tế, cân đo xác định mức độ thừa cân và hướng dẫn trẻ cách tập luyện, ăn uống hợp lý.
Không bắt trẻ nhịn ăn
Cơ thể trẻ em luôn phát triển và tăng trưởng, vì vậy trong điều trị TC-BP ở trẻ em không được bắt trẻ nhịn đói vì nhịn đói mỗi ngày có thể giảm cân nặng nhưng lại gây thiếu hụt các chất dinh dưỡng, làm giảm khối lượng cơ và rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng học tập của trẻ. Nên làm những việc sau:
- Phối hợp nhiều loại thức ăn, tránh ăn duy nhất một loại thực phẩm.
- Cho trẻ ăn đều đặn các bữa, tránh bỏ bữa. Không để trẻ quá đói vì nếu bị đói, trẻ sẽ ăn nhiều hơn vào các bữa sau.
- Hạn chế các món rán, xào, nên làm các món luộc, hấp, kho.
- Dặn trẻ nhai kĩ và ăn chậm, nếu ăn quá nhanh thì sẽ ăn nhiều hơn nhu cầu cần thiết.
- Nên ăn no vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối.
- Ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt. Giảm bớt gạo, thay bằng khoai, ngô là những thức ăn giàu chất xơ.
- Nên uống sữa không đường; trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường.
- Khuyên trẻ không nên ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn đường phố nhiều dầu mỡ.
- Gia đình nên ăn cùng nhau, thời gian trong bữa ăn là thời gian thoải mái, trao đổi và chia sẻ những việc đã xảy ra trong ngày.
Khuyến khích trẻ tăng cường vận động
Sau thời gian ở trường, phụ huynh cần khuyến khích con mình làm việc nhà tùy theo độ tuổi để trẻ được vận động nhiều nhất có thể. Hạn chế cho trẻ ngồi xem tivi, xem điện thoại, chơi game,…
Cho trẻ tham gia các môn thể thao dễ thực hiện như đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang,…
Khi trẻ bị đổ nhiều mồ hôi do hoạt động thể lực, cần uống đủ nước để bù lại lượng nước bị mất.
Như vậy, tăng cường các hoạt động thể lực ở trẻ, cùng với đó là điều chỉnh chế độ ăn hợp lý để kiểm soát tốt cân nặng, sẽ giúp trẻ hạn chế được TC-BP, phát triển chiều cao và duy trì sức khỏe tốt.
Hải Yến

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
Ngày 27/3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ khoảng 1/10.000 ca, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả thai nhi và sản phụ.March 27 at 7:30 pm -
Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ
Tai biến mạch máu não (TBMMN - đột quỵ não - stroke) là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ trừ sang chấn sọ não. Thực tế, có thể định nghĩa TBMMN một cách đơn giản là các thiếu sót thần kinh cấp tính do nguồn gốc mạch máu.March 27 at 12:30 pm -
Cà Mau: Triển khai thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025.March 27 at 12:30 pm -
Long An: Xây dựng xã biên giới không ma túy
Thời gian qua, xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An triển khai mô hình xã biên giới không ma túy, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự (ANTT), đẩy lùi tệ nạn xã hội.March 26 at 12:56 pm