Thừa cân béo phì và những nguy cơ đối với sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010 - 2020 ở nhóm trẻ 5 đến 19 tuổi tình trạng thừa cân, béo phì đã tăng từ 8,5% lên 19%.
14:56 | 03/11/2023

Khi bị thừa cân, béo phì, trẻ sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh như:

Thoái hóa khớp: Trọng lượng cơ thể tăng thì sức nặng đè lên các khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối, cổ chân làm cho các khớp này sớm bị tổn thương gây đau đớn và lão hóa nhanh.

Hệ tim mạch: Tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, hẹp tắc động mạch.

Hệ hô hấp: Giảm thông khí, ngừng thở khi ngủ là một biến chứng rất nguy hiểm.

Mắc bệnh mãn tính khi tuổi trưởng thành: Trẻ thừa cân, béo phì có thể không có biểu hiện bệnh ở thời điểm hiện tại nhưng khi trưởng thành có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây như bệnh tim mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ,...

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ: Khi bé bắt đầu đi học, sẽ dễ tự ti do bạn bè trêu ghẹo, chế giễu, dẫn đến chán chường, không muốn đi học. Dần dần các em trở nên thụ động, thiếu linh hoạt và cô đơn vì không có bạn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến chứng trầm cảm.

Để ngăn ngừa thừa cân béo phì và những hệ lụy của nó đến sức khỏe, cần xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thường xuyên.

Sở Y tế Bình Thuận

comment Bình luận