Nhận biết và phòng, chống bệnh toxocara
Người nhiễm loại giun đũa chó/mèo có triệu chứng bệnh không rõ ràng và đa dạng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, Để hiểu và nắm chắc kiến thức liên quan về loại ký sinh trùng này chúng ta cần biết cách phòng bệnh và tìm hiểu các đặc điểm, phương thức lây truyền và cách phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và cả gia đình mình.
Các bệnh do giun nói chung và bệnh giun đũa chó/mèo nói riêng thuộc nhóm bệnh C theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu, gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Một số bệnh nhân có biểu hiện gan to; sốt; có các triệu chứng của phổi như ho, đau ngực; đau bụng, khó tiêu; tăng globulin máu; tăng bạch cầu ưa a xít không thường xuyên. Trường hợp nặng, các triệu chứng có thể kéo dài hàng năm, các hội chứng viêm phổi, viêm nội nhãn, đau bụng mãn tính, rối loạn thần kinh khu trú có thể xảy ra do sự di trú của ấu trùng giun toxocara, bạch cầu tăng và bạch cầu ái toan tăng có thể chiếm tới 80 - 90%.
Ca bệnh xác định: Thử nghiệm ELISA dùng kháng nguyên ấu trùng dương tính.
Tác nhân gây bệnh và hình thái
Tác nhân: Ấu trùng giun đũa chó/mèo (toxocara canis/toxocara cati)
Hình thái: Giun đũa chó toxocara canis có hình thái giống giun đũa non ở người, điểm khác biệt là trên đầu giun đũa chó có hai diềm từ đầu chạy dọc xuống cổ dài khoảng 2 – 4 mm, đặc điểm diềm là thon hai đầu. Giun cái trưởng thành dài từ 8 – 13 cm, giun đực dài từ 5 - 8 cm. Hình thái giun đũa mèo toxocara cati giống giun đũa chó nhưng nhỏ hơn, giun cái trưởng thành dài từ 4 – 12 cm, giun đực dài từ 3 - 7 cm. Điểm khác biệt là hai diềm từ đầu chạy dọc xuống cổ của giun đũa mèo là thon phía đầu và phình to phía cổ như hình quả lê.
Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài: Trứng giun toxocara ra ngoại cảnh thâm nhập vào đất và khả năng tồn tại, phát triển trong môi trường bên ngoài như trứng giun đũa ở người.
Nguồn bệnh
Ổ chứa: Chó là ổ chứa của toxocara canis và mèo là ổ chứa của toxocara cati; ổ chứa trứng giun là đất, nước nhiễm phân chó mèo.
Thời gian ủ bệnh: Từ vài tuần đến vài tháng phụ thuộc vào mức độ nhiễm ấu trùng giun nhiều hay ít và tính nhạy cảm của người bệnh. Trường hợp ăn gan nhiễm bệnh mà chưa được nấu chín thì thời gian ủ bệnh có thể là vài ngày hoặc chỉ vài giờ. Người nuốt phải trứng giun toxocara, khi đến ruột non trứng nở giải phóng ấu trùng, ấu trùng chui qua thành ruột di chuyển đến gan. Từ gan, ấu trùng qua hệ tuần hoàn và bạch huyết di chuyển đến các tổ chức khác như phổi, nội tạng ở bụng, mắt,… gây ra các tổn thương ở nội tạng. Ấu trùng toxocara không thể phát triển thành giun trưởng thành trong cơ thể người và không thể tái lặp chu kỳ sống ở người. Ấu trùng có thể tồn tại trong các tổ chức nhiều năm nếu không được điều trị.
Thời kỳ lây truyền: Chó con bị nhiễm bệnh từ chó mẹ qua rau thai hoặc qua bú sữa mẹ. khoảng 3 tuần tuổi chúng đã có thể thải trứng giun toxocara ra ngoại cảnh.
Phương thức lây truyền
Người ăn phải thực phẩm, nước uống bị nhiễm trứng giun đũa chó/mèo.
Người ăn phủ tạng hay thịt sống, chưa chế biến chín của một số vật chủ chứa mầm bệnh như gà, vịt, trâu, bò, cừu, thỏ.
Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người.
Tính cảm nhiễm và miễn dịch
Tất cả mọi người, cả nam và nữ giới đều có thể bị nhiễm và dễ bị tái nhiễm khi sống trong môi trường có bệnh lưu hành.
Phòng bệnh
Tẩy giun định kỳ cho chó, mèo. Với chó, mèo con, cần tẩy giun liều đầu tiên ngay khi chúng mới sinh ra 2 - 3 tuần tuổi. Dùng thuốc chống giun dự phòng định kỳ, kể cả chó con và chó cái mang thai để hạn chế lan truyền bệnh.
Vệ sinh phòng bệnh: Vệ sinh môi trường đặc biệt là khu vực có phân chó, phân mèo, khu vực trong nhà và khu vực vui chơi của trẻ em.
Thu dọn, loại bỏ ngay các phân các thú cưng để ngăn ngừa trứng từ các con vật nhiễm.
Rửa sạch tay sau khi sờ hay chơi với các thú cưng và vật nuôi trong nhà, hoặc sau khi phơi nhiễm với các nơi nguy cơ nhiễm.
Xây dựng nếp sống vệ sinh cá nhân tốt: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, đảm bảo ăn chín, uống chín. Cọ, rửa sạch nơi vui chơi của trẻ em.
Tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng, bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân chó, mèo.
Lê Hoài Nam
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cà Mau: Tập huấn tư vấn cai nghiện thuốc lá tại cộng đồng
Nhằm thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời tổ chức lớp tập huấn tư vấn cai thuốc lá cho 40 học viên là cộng tác viên, y tế khóm/ấp tại cộng đồng.November 22 at 4:25 pm -
Đà Nẵng: Tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho y tế thôn bản
Từ ngày 19/11 đến 21/11, tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho đội ngũ nhân viên y tế thôn bản của 11 xã trên địa bàn huyện Hoà Vang.November 22 at 4:25 pm -
Gia Lai phát động tháng hành động vì bình đẳng giới
Vừa qua, tại TP. Pleiku, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Gia Lai phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.November 21 at 8:52 am -
400 triệu đồng gây quỹ hỗ trợ sinh viên tại giải golf Trường Đại học Luật TP.HCM
Ngày 19/11, giải golf mở rộng lần I năm 2024 của Trường Đại học Luật TP.HCM diễn ra nhằm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Sự kiện quy tụ 144 golfer, bao gồm các cựu giảng viên, cựu sinh viên và doanh nhân từ nhiều lĩnh vực khác nhau.November 20 at 1:03 pm