Nghiên cứu mới: Thức ăn nhanh tăng nguy cơ trầm cảm độ tuổi thanh thiếu niên

Trong xã hội hiện đại, tình trạng thanh thiếu niên trầm cảm ngày càng gia tăng. Một nghiên cứu mới phát hiện, nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do chế độ ăn nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm kém chất lượng.
9:39 | 30/08/2019
Các nhà nghiên cứu tại UAB - Đại học Alabama ở Birmingham (Anh) đã phân tích nước tiểu của 84 học sinh cấp hai và phát hiện, nước tiểu có hàm lượng natri cao và hàm lượng kali thấp.
 
Tác giả chính Sylvie Mrug, chủ tịch bộ phận tâm lý tại UAB cho biết: "Hàm lượng Natri cao, tức là tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến bao gồm thức ăn nhanh, bữa ăn đông lạnh và đồ ăn nhẹ không lành mạnh".
 
Chủ tịch Mrug bổ sung: Lượng kali thấp là một dấu hiệu của chế độ ăn thiếu trái cây cũng như các loại rau lành mạnh chứa nhiều kali, chẳng hạn như đậu, khoai lang, rau bina, cà chua, chuối, cam, bơ, sữa chua và thậm chí cả cá hồi.
 
Nghiên cứu cũng cho thấy, nồng độ natri và kali trong nước tiểu cao hơn làm tăng nguy cơ trầm cảm sau 1 năm rưỡi, ngay cả sau khi điều chỉnh các biến số như huyết áp, cân nặng, tuổi tác và giới tính.
 
Nghiên cứu mới: Thức ăn nhanh tăng nguy cơ trầm cảm độ tuổi thanh thiếu niên
Hàm lượng Natri cao, tức là tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến bao gồm thức ăn nhanh, bữa ăn đông lạnh và đồ ăn nhẹ không lành mạnh.
 
Chuyên gia dinh dưỡng Lisa Drayer tại CNN khẳng định: "Kết quả nghiên cứu này rất ý nghĩa, bởi thực phẩm giàu kali là thực phẩm lành mạnh. Do đó, thanh thiếu niên nên được bổ sung nhiều thực phẩm giàu kali vào chế độ ăn uống để có được nhiều năng lượng và nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần".
 
Tình trạng trầm cảm ở học sinh trung học đang gia tăng. Một phân tích dữ liệu quốc gia Anh cho thấy, tỷ lệ trầm cảm nặng ở trẻ em từ 12 - 17 tuổi trong năm 2018 đã tăng lên 52% trong giai đoạn 2005-2017. Tỷ lệ trầm cảm, suy sụp tâm lý và suy nghĩ tự tử ở thanh thiếu niên thậm chí còn cao hơn: 63%.
 
Những nguyên nhân khiến tình trạng trầm cảm ở thanh thiếu niên gia tăng có thể bao gồm thiếu ngủ kinh niên, lạm dụng phương tiện truyền thông xã hội, thậm chí là nỗi sợ biến đổi khí hậu.
 
Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy mối liên hệ tương tự giữa thức ăn nhanh, đồ nướng chế biến và trầm cảm ở người. Một nghiên cứu ở Tây Ban Nha đã theo dõi gần 9.000 người trong vòng 6 năm và nhận thấy, nguy cơ trầm cảm cao hơn 48% ở những người ăn nhiều thực phẩm chế biến.
 
Một phân tích tổng hợp nghiên cứu từ Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Pháp, Úc, Hy Lạp và Iran cũng tìm thấy một "mối liên hệ mạnh mẽ" giữa chế độ ăn uống và trầm cảm. Kết quả, những người ít ăn thực phẩm chế biến và thay vào đó là chế độ ăn Địa Trung Hải gồm trái cây tươi, rau, quả hạch, hạt và ít thịt đỏ đã giảm nguy cơ trầm cảm.
 
Nghiên cứu mới: Thức ăn nhanh tăng nguy cơ trầm cảm độ tuổi thanh thiếu niên
Tình trạng trầm cảm ở học sinh trung học đang gia tăng.
 

Hạn chế của nghiên cứu

 
Quy mô của nghiên cứu này còn nhỏ, chỉ có 84 nữ sinh và nam sinh trung học, 95% người Mỹ gốc Phi từ những gia đình thu nhập thấp. Nhưng phương pháp nghiên cứu rất vững chắc: Họ đã lấy các mẫu nước tiểu qua đêm để kiểm tra khách quan lượng natri và kali ở mức cơ bản và một năm rưỡi sau đó. Các triệu chứng trầm cảm được tập hợp cả hai lần trong các cuộc phỏng vấn với trẻ em và cha mẹ chúng.
 
Ngoài ra, nghiên cứu chỉ có thể tìm thấy mối liên hệ giữa natri và trầm cảm - không phải là nguyên nhân và kết quả. Do đó, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để đưa ra kết quả chính xác.
 
“Có thể chế độ ăn nghèo nàn liên quan đến các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến trầm cảm, như cô lập xã hội, thiếu hỗ trợ, thiếu nguồn lực và tiếp cận với chăm sóc sức khỏe và lạm dụng chất gây nghiện.
 
Thật khó để khẳng định chế độ ăn uống là yếu tố hoặc đơn giản là một dấu hiệu, yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm”, chuyên gia Drayer bổ sung.
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2019/08/30/Fast food may contribute to teen depression, says study - CNN_30082019090759.mp4[/presscloud]
Video. Nguồn: CNN. 
 
 
Thùy Nguyễn (Theo CNN)
comment Bình luận