Cảm cúm ở bà bầu: Triệu chứng và cách chữa trị an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi

Ở phụ nữ thời kỳ mang thai, một trận cảm cúm nhẹ cũng có thể gây nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu lẫn em bé. Vì vậy, các mẹ nên chú ý nhận diện sớm các triệu chứng của bệnh để kịp thời chữa trị.

Những triệu chứng "mách" mẹ bầu đang bị cảm cúm

 
Cúm là căn bệnh truyền nhiễm do nhóm virus (influenza virus) gây ra cho người bệnh, có rất nhiều nhóm cúm như cúm A, B, C...trong đó cúm A và B là những loại phổ biến nhất. Nó thường dễ nhầm lẫn với triệu chứng của cảm lạnh thông thường, vì thế nhiều người trong đó có cả phụ nữ mang thai rất dễ chủ quan.

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, khi em bé bắt đầu hình thành và phát triển các bộ phận của cơ thể, thai phụ lúc này có những thay đổi nhất định, nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh. Lúc này, hệ thống ễn dịch suy giảm khiến họ dễ bị ho, nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm.
 
Nghẹt mũi và chảy nước mũi là triệu chứng của cúm ở phụ nữ mang thai
 
Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi thất thường khiến bà bầu mắc cảm cúm. Tuy bệnh cảm cúm ở bà bầu khá lành tính nhưng nếu chủ quan, nó thể biến chứng nặng và gây nguy hiểm, đặc biệt là ở thai phụ có bệnh lý mạn tính về hô hấp và tim mạch hay suy giảm ễn dịch.
 
Dưới đây, báo SKCĐ xin chỉ ra những triệu chứng của bệnh cúm khi mang thai.

Bất kỳ mùa nào, thai phụ cũng có thể mắc bệnh cúm, thường thấy nhất là mùa đông- xuân. Khi bị cúm, phụ nữ mang thai sẽ có những triệu chứng như sau: Đau đầu; Nghẹt mũi và chảy nước mũi; Viêm họng; Cảm giác ớn lạnh; Mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến hai tuần; Ho khan; Có dấu hiệu sốt; Đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể.
 
Đặc biệt, các dấu hiệu cảm cúm khi mang thai thường đến rất nhanh, có biểu hiện rõ ràng và có xu hướng nghiêm trọng hơn,  kéo dài hơn từ 1 đến 2 tuần. Khi mắc một trong những triệu chứng này, thai phụ cần chú ý liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Bệnh cúm ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi?

 

Theo bác sĩ Nguyễn Công Định - Phó Giám đốc Trung tâm Khám điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ biến chứng cao vì bệnh cúm. Trong đó, các biến chứng thường gặp là viêm phế quản, nghiêm trọng hơn là viêm phổi suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
 
Ngoài ra còn có một số biến chứng, thường không phổ biến khác như viêm tai giữa, nhiễm trùng máu gây ra sự giảm huyết áp nghiêm trọng (sốc nhiễm khuẩn), viêm màng não, viêm não, viêm nội tâm mạc…
 
Đối với thai nhi, khi bị biến chứng cực nguy hiểm. Bà bầu có nguy cơ sinh non, thai chết lưu hoặc trẻ sinh ra bị nhẹ cân, nguy cơ tử vong cao trong tuần đầu chào đời. Nghiêm trọng, một số  chủng virus cúm có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, đục thuỷ tinh thể...
 
Vì thế, phụ nữ mang thai tuyệt đối không thể chủ quan, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó, khuyến cáo các mẹ bầu khi bị cúm cần liên hệ với bác sĩ trong vòng 48 giờ đầu tiên khi có các dấu hiệu để được điều trị sớm.
 
Trong trường hợp nhận thấy các triệu chứng không thuyên giảm hoặc nặng hơn như khó thở, đau họng nhiều, ho khạc đàm xanh, sốt cao dai dẳng và tức ngực, thì cần nhập viện ngay. Tuy nhiên, bà bầu mang thai cũng không cần quá lo lắng cho sức khỏe thai nhi bởi với sự tiến bộ của y học hiện đại và công nghệ siêu âm 4D hiện nay các bác sĩ sản khoa sẽ sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường của thai nhi. Nhờ vậy sẽ rất thuận tiện để chẩn đoán cũng như đưa ra hướng điều trị thích hợp. Trong trường hợp cần đình chỉ thai nghén sẽ có tư vấn chi tiết.
 

Xử lý khi bị cúm ở bà bầu

 

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc cảm cúm nào

 

Theo bác sĩ Định, cách tốt nhất là bà bầu bị cúm tham khảo ý kiến của bác sĩ, không tự ý uống thuốc bởi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thai nhi.

Lưu ý, những loại thuốc điều trị cảm cúm cho người bình thường như Taflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel, Aspirin, các loại sirô chống cúm, cảm lạnh và ho chứa guaifenesin và dextromethorphan... có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé, nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ.
 

Bổ sung dinh dưỡng, tăng cường ăn trái cây tươi chứa nhiều vitan C

 


Phụ nữ mang thai nên bổ sung nhiều vitan C
 
Trong giai đoạn cảm cúm, phụ nữ mang thai nên ăn cháo có hành và cho thêm các loại thực phẩm như thịt bò, thịt lợn hay trứng gà để cân bằng dinh dưỡng, giải cảm. Bên cạnh đó, tăng cường bổ sung trái cây tươi như cam, quýt, bưởi. Chúng rất giàu vitan C giúp chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp diệt vi khuẩn có hại, đẩy nhanh quá trình chữa bệnh cảm cúm và tạo môi trường kiềm bên trong cơ thể khiến virut không thể phát triển. Không những thế, vỏ cam quýt còn chữa ho rất tốt.

Ăn tỏi

 

Ăn tỏi cũng là cách đẩy lui dịch bệnh nhanh chóng. Nó được mệnh danh là "thực phẩm vàng” trong việc điều trị bệnh cảm cúm, có tính kháng khuẩn, kháng virut và sát khuẩn khá cao. Đã có nhiều nghiên cứu chứng nh chất allicin trong củ tỏi thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm huyết áp và cholesterol xấu ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn tỏi quá nhiều khi chưa hỏi ý kiên bác sĩ nhé!
 

Vệ sinh răng ệng bằng nước muối

 

Nước muối rất tốt cho bà bầu khi bị cảm cúm, hãy tập thói quen súc ệng bằng nước muối vài lần/ngày. Khi bị sổ mũi, chị em dùng nước muối để rửa sạch lỗ mũi nhằm đẩy sạch các chất nhầy và ổ vi khuẩn ra ngoài.
 

Dùng tinh dầu tràm để thông mũi

 

Tác dụng của thoa dầu tràm hay tinh chất bạc hà có chứa menthol dưới mũi sẽ giúp mở rộng đường thở, thông mũi để dễ thở hơn.

Ngủ đủ giấc

 

 

 
Giai đoạn cảm cúm, bà bầu nên cố gắng nghỉ ngơi và ngủ để cơ thể hồi phục sức khỏe. Đồng thời, việc uống nhiều nước ấm cũng giúp đào thải độc tố và virus ra khỏi cơ thể hữu hiệu.

[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2020/02/28/VTC14 - Cách phân biệt cảm cúm với bệnh cúm_28022020130729.mp4[/presscloud]

Cách phân biệt cảm cúm với bệnh cúm - VTC14

Xem thêm: Mẹ bị cúm có nên cho con bú và cần làm gì để không lây cho con?


Minh Tú (t/h)