Hiện tượng chóng mặt khi đến kỳ kinh nguyệt có bất thường không?
Biểu hiện của chóng mặt khi đến tháng bao gồm: Cảm giác quay cuồng; Thiếu sự cân bằng hoặc ổn định; Cảm giác yếu đuối hoặc ngất xỉu.
Nguyên nhân gây chóng mặt khi hành kinh
Biến động nội tiết tố: Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, khi hành kinh, cơ thể người phụ nữ trải qua một loạt những thay đổi về hormone. Estrogen, progesterone và các hormone sinh dục nữ đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nhiều chức năng bao gồm lưu lượng máu và hoạt động của não. Khi nồng độ hormone này dao động trong chu kỳ, chúng có thể phá vỡ sự cân bằng của các hệ thống này, dẫn đến cảm giác chóng mặt hoặc choáng váng.
Chảy máu kinh nguyệt nhiều (rong kinh): Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Phụ khoa Nhi khoa và Thanh thiếu niên, rong kinh (hay còn gọi là chảy máu kinh nguyệt nhiều) có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của phụ nữ. Mất quá nhiều máu trong kỳ kinh có thể dẫn đến giảm thể tích máu, gây ra tình trạng tụt huyết áp, làm giảm lượng oxy đến não.

Ảnh minh họa
Thiếu sắt: Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Báo cáo ca bệnh y khoa, chảy máu kinh nguyệt nhiều có thể làm cạn kiệt kho dự trữ sắt của cơ thể, dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Sắt là thành phần quan trọng của hemoglobin - protein trong các tế bào hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Khi nồng độ sắt thấp, cơ thể sản xuất ít tế bào hồng cầu hơn, làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu. Tình trạng thiếu oxy này có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm suy nhược, khó thở và chóng mặt khi đến kỳ kinh.
Lượng đường trong máu thấp: Biến động hormone ngày đèn đỏ có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Những thay đổi này có thể làm tăng tình trạng kháng insulin, khiến các tế bào khó hấp thụ glucose từ máu hơn, dẫn đến lượng đường trong máu giảm, đặc biệt là nếu bạn bỏ bữa hoặc chế độ ăn nhiều thực phẩm có đường.
Mất nước: Sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng chất lỏng của cơ thể, gây ảnh hưởng đến cả tình trạng giữ nước và mất nước. Mất nước làm giảm thể tích máu và huyết áp, có thể ảnh hưởng đáng kể đến lưu lượng máu đến não, gây chóng mặt khi đến tháng.
Theo Onlymyhealth

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
8 mẹo để giảm chất béo trung tính cao
Để giảm chất béo trung tính, điều quan trọng là phải thực hiện một số thay đổi trong lối sống như giảm tiêu thụ đường, tăng tiêu thụ chất xơ, giảm trọng lượng cơ thể, tránh uống rượu và tăng tiêu thụ thực phẩm giàu omega 3.February 23 at 6:21 pm -
Đắk Lắk: Lồng ghép hỗ trợ, tư vấn cộng đồng với công tác dự phòng, giảm tác hại tệ nạn ma túy, mại dâm và phòng, chống mua bán người
Vừa qua, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch số 40/KH-UBND, triển khai lồng ghép nhiệm vụ điểm hỗ trợ, tư vấn cộng đồng với công tác dự phòng, giảm tác hại tệ nạn ma túy, mại dâm và phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh năm 2025.February 21 at 1:36 pm -
Đắk Nông: Tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh
Thực hiện Công văn số 525/BYT-DP ngày 24/1/2025 của Bộ Y tế, UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành văn bản về tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia trên địa bàn tỉnh.February 20 at 9:08 am -
TP. HCM: Triển khai thực hiện chiến lược, chương trình quốc gia về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
UBND TP. HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược, chương trình quốc gia về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2025 - 2030.February 20 at 9:08 am