Hiểm họa từ việc chích insulin sai cách ở người bệnh đái tháo đường
Đây là người bệnh nữ T.T.H (69 tuổi), có tiền sử đái tháo đường khoảng 7 năm nay, đang chích insulin hỗn hợp dạng lọ bằng kim với liều chích sáng 30 đơn vị, chiều 30 đơn vị. Người bệnh chỉ chích insulin tại một vị trí duy nhất ở bụng và thường xuyên có những lúc đổ mồ hôi, bụng cồn cào và tự hết sau khi ăn bánh, uống trà đường.
Khoảng 7 giờ trước nhập viện, sau khi chích 30 đơn vị insulin hỗn hợp nhưng quên ăn sáng, người nhà phát hiện người bệnh có dấu hiệu bủn rủn tay chân, sau đó hôn mê, tiêu tiểu không tự chủ và được đưa vào phòng khám địa phương thử glucose mao mạch 31 mg/dL và nghi ngờ có đột quị não kèm theo nên chuyển Bệnh viện Nhân dân 115.
Tại Khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân 115 người bệnh trong tình trạng hôn mê sâu, sau khi thử glucose mao mạch là 43 mg/dL, người bệnh được truyền Glucose tĩnh mạch ngay lập tức. Kết quả người bệnh tỉnh táo hoàn toàn và chuyển vào khoa Nội tiết để theo dõi. Tại đây, sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện người bệnh có một khối u mật độ mềm tại vị trí chích insulin vùng bụng và xác định đây là u phì đại mô mỡ do chích insulin ở cùng một vị trí trong thời gian dài. Ngoài ra, việc dùng kim chích insulin không đúng qui cách (kim U80 thay vì U100) làm liều tăng thành 37.5 đơn vị (cao hơn liều theo chỉ định 30 đơn vị). Bên cạnh đó, lọ insulin mà người bệnh đang dùng là loại được lắp vào bút chích insulin chứ không dùng kim rút từ lọ và chích.

Ảnh minh họa
Phì đại mô mỡ nơi chích insulin là một biến chứng thường gặp ở người bệnh đái tháo đường có chích insulin dưới da. Một số yếu tố góp phần gây phì đại mô mỡ như:
- Không luân chuyển vùng chích đúng cách.
- Tái sử dụng kim chích.
- Chỉ số khối cơ thể thấp.
- Dùng insulin tái tổ hợp từ người (human insulin).
- Thời gian chích insulin lâu (thường từ 6 tháng trở lên).
Nếu người bệnh chích insulin vào các chỗ phì đại mô mỡ, insulin có thể bị hấp thu nhanh hoặc chậm. Điều này dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như tăng đường huyết quá mức, hạ đường huyết quá mức, tăng liều insulin bất hợp lý, nhiễm toan do xê-tôn và có thể tử vong nếu tình trạng hạ đường huyết không được phát hiện kịp thời.
Việc phát hiện đơn giản (người bệnh hoặc nhân viên y tế) bằng cách sờ thấy một vùng có mật độ hơi khác (chắc hơn) so với vùng da lành xung quanh; trường hợp khó hơn có thể dùng siêu âm xác định. Khi phát hiện có phì đại mô mỡ, người bệnh cần tránh chích insulin vào các vị trí này ít nhất từ 2 đến 3 tháng và chuyển sang vị trí khác phù hợp.
Điều quan trọng để tránh biến chứng này là phòng ngừa bằng cách nhờ nhân viên y tế hướng dẫn cách chích insulin và thực hiện đúng cách.
Theo Bệnh viện Nhân dân 115

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Vĩnh Long: Gần 400 người cao tuổi, hoàn cảnh khó khăn được khám, cấp thuốc miễn phí
Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe và phát thuốc miễn phí cho gần 400 người dân tại xã Tân Long Hội, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.June 16 at 9:52 am -
Kiêng quan hệ có giúp “tinh binh” khỏe hơn?
Nhiều người tin rằng càng kiêng quan hệ tình dục lâu thì tinh trùng càng khỏe, dễ thụ thai hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này không hoàn toàn đúng về mặt y khoa.June 15 at 8:27 am -
Bình Định triển khai điều tra tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em năm 2025
Nhằm đánh giá toàn diện thực trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em trên địa bàn, từ ngày 5/5 đến 13/6/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định tổ chức đợt điều tra tình trạng dinh dưỡng tại 90 thôn thuộc 30 cụm xã, phường, thị trấn ở 11 huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh.June 13 at 2:25 pm -
Lâm Đồng tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em trong dịp hè
Nhằm chủ động phòng ngừa tai nạn đuối nước – đặc biệt trong mùa hè, khi trẻ em có nhiều thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời và bơi lội, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 6024/UBND-YT ngày 3/6/2025 về tăng cường công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em.June 13 at 2:25 pm