Giải pháp tiết kiệm thời gian trong tố tụng trọng tài
Ngày 4/4, VIAC phối hợp cùng Trường Đại học Luật TP.HCM và Đoàn Luật sư TP.HCM tổ chức hội thảo với chủ đề “Quản trị thời gian trong tố tụng trọng tài: Yêu cầu từ thực tiễn và các công cụ thực hiện.” Hội thảo nằm trong khuôn khổ Chuỗi Hội thảo Chuyên đề và Diễn đàn khoa học về Trọng tài - Hòa giải 2025, nhằm cung cấp diễn đàn trao đổi chuyên môn hữu ích, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình tham gia giải quyết tranh chấp, đồng thời góp phần hoàn thiện khung pháp lý về các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế (ADR) tại Việt Nam.

PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa - Thành viên Hội đồng Trung tâm, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phát biểu khai mạc
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa - Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, hoạt động trọng tài tại Việt Nam đã trở nên sôi động trong 10 năm gần đây. Theo ông, “quản trị thời gian hợp lý” trong tố tụng trọng tài chính là việc các công đoạn được tiến hành một cách logic, không lặp lại một cách phi lý. Quản trị thời gian không chỉ là vấn đề nhanh hay chậm, mà quan trọng là làm thế nào để bảo đảm quyền lợi của các bên, đồng thời ứng dụng các công cụ quản trị thời gian một cách hợp lý.
Trên thực tế, nhiều yếu tố có thể dẫn đến việc trì hoãn quá trình tố tụng trọng tài, chẳng hạn như: yêu cầu hoãn phiên họp; số lượng phiên họp hợp lý là bao nhiêu; yêu cầu hoãn nộp chứng cứ, bản tự bảo vệ và các tài liệu liên quan…
Từ những thách thức thực tiễn này, hội thảo tập trung thảo luận hai công cụ chính đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới nhằm tối ưu hóa quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại Việt Nam, bao gồm: kỹ thuật phân nhánh vụ tranh chấp và thủ tục rút gọn.
Về xu hướng áp dụng kỹ thuật phân nhánh, TS. LS. Lê Nết – Luật sư thành viên Công ty Luật TNHH LNT & Thành viên, Trọng tài viên VIAC – cho biết hội đồng trọng tài sẽ cân nhắc giữa thẩm quyền và nội dung vụ việc; giữa vấn đề tiên quyết và vấn đề kèm theo; giữa các yếu tố chứng cứ… để tiến hành phân nhánh một cách phù hợp nhưng vẫn bảo đảm tính công bằng cho các bên.
TS.LS. Lars Markert – Luật sư thành viên Công ty Luật Nishimura & Asahi (Tokyo) – cho rằng kỹ thuật phân nhánh thường được áp dụng trong các tranh chấp đầu tư, khi nhà đầu tư gặp khó khăn vì bị từ chối thẩm quyền bởi các cơ quan nhà nước hoặc chính phủ. Việc phân nhánh trong những trường hợp này là cần thiết để giúp các bên tiết kiệm thời gian trong quá trình giải quyết.

Giải pháp tiết kiệm thời gian trong tố tụng trọng tài
Tuy nhiên, không phải lúc nào việc phân nhánh cũng là lựa chọn phù hợp. LS. Đặng Việt Anh – Luật sư điều hành Công ty Luật TNHH ANHISA, Trọng tài viên VIAC, Hòa giải viên VMC – lưu ý rằng trong một số trường hợp, nếu một bên cố tình yêu cầu phân nhánh để “câu giờ”, thì hội đồng trọng tài cần hết sức thận trọng khi đưa ra quyết định.
Về công cụ thủ tục rút gọn, trong bối cảnh số lượng tranh chấp ngày càng gia tăng, việc giải quyết hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm đang trở thành ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Đối với các tranh chấp đơn giản, ít phức tạp, thủ tục rút gọn ngày càng trở thành xu hướng tất yếu, giúp tối ưu hóa thời gian, nguồn lực và chi phí cho các bên.
Dựa trên kinh nghiệm quốc tế (SIAC, HKIAC, ICC…), vấn đề đặt ra là liệu Việt Nam có nên áp dụng thủ tục rút gọn và áp dụng như thế nào cho hiệu quả? LS. Nguyễn Thị Thanh Minh – Cố vấn cấp cao, Trưởng bộ phận Giải quyết tranh chấp của ACSV Legal – cho rằng Việt Nam nên tiếp cận theo hai hướng: hoặc là do sự đồng thuận giữa các bên, hoặc nếu giá trị tranh chấp nằm dưới một ngưỡng nhất định thì tự động áp dụng thủ tục rút gọn. Ngoài ra, hội đồng trọng tài chỉ nên bao gồm một trọng tài viên, theo quy định mặc định mà không cần có sự thỏa thuận riêng giữa các bên. Bà cũng đề xuất rằng thay vì tổ chức phiên họp xét xử, hội đồng trọng tài có thể đưa ra phán quyết dựa trên hồ sơ đệ trình.
Liên quan đến thủ tục rút gọn, hội thảo còn ghi nhận nhiều ý kiến quốc tế thực tiễn từ LS. Ng Kim Beng – Luật sư điều hành Công ty Luật Rajah & Tann Singapore và LS. Nicky Balani – Trưởng bộ phận Trọng tài và Hòa giải Quốc tế, Trung tâm Trọng tài Thái Lan (THAC).
Cao Ánh

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
Ngày 27/3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ khoảng 1/10.000 ca, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả thai nhi và sản phụ.March 27 at 7:30 pm -
Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ
Tai biến mạch máu não (TBMMN - đột quỵ não - stroke) là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ trừ sang chấn sọ não. Thực tế, có thể định nghĩa TBMMN một cách đơn giản là các thiếu sót thần kinh cấp tính do nguồn gốc mạch máu.March 27 at 12:30 pm -
Cà Mau: Triển khai thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025.March 27 at 12:30 pm -
Long An: Xây dựng xã biên giới không ma túy
Thời gian qua, xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An triển khai mô hình xã biên giới không ma túy, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự (ANTT), đẩy lùi tệ nạn xã hội.March 26 at 12:56 pm