Đắk Lắk: Cấp cứu sản phụ bị sản giật nguy kịch
Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận bệnh nhân N.H.E sinh năm 1990, tại tỉnh Đắk Lắk được chuyển từ Trung tâm Y tế huyện Ea H’leo trong tình trạng lơ mơ, vật vã kích thích, ra máu âm đạo sẫm, rối loạn chức năng gan, thận, thai 32 tuần.
Theo người nhà, bệnh nhân đang mang thai lần 3. Vào khoảng 5 giờ sáng cùng ngày, bệnh nhân đột nhiên lên cơn co giật rồi hôn mê nên được gia đình đưa đi cấp cứu. Ngay khi tiếp nhận, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cấp cứu, đồng thời tiến hành hội chẩn liên khoa. Kết quả chẩn đoán bệnh nhân bị sản giật, hội chứng HELLP, biến chứng suy đa cơ quan, rối loạn đông máu, thai lưu 32 tuần. Nhận định đây là một trường hợp sản giật nặng, tỷ lệ tử vong cao, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã khẩn cấp thống nhất chỉ định mổ lấy thai, cấp cứu điều trị bệnh lý sản giật cho mẹ.

Tiền sản giật có các biến chứng nguy hiểm, phụ nữ mang thai nên khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ (ảnh: Quang Nhật)
BS.CKII Huỳnh Thị Đoan Dung – Phó Trưởng khoa Phụ trách Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, cho biết: Sau khi được các bác sĩ Khoa Phụ sản phẫu thuật, do tình trạng nặng, bệnh nhân được chuyển xuống điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc. Quá trình điều trị, do suy đa tạng, bệnh nhân phải thở máy, lọc máu liên tục, chạy thận nhân tạo, truyền máu, huyết tương tươi, dùng Albumin, kháng sinh kết hợp dinh dưỡng, vật lý trị liệu. Rất may sau hơn 1 tháng điều trị tích cực, đến nay bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe và chuẩn bị được xuất viện trong 2 ngày tới.
Cũng theo BS.CKII Huỳnh Thị Đoan Dung, tiền sản giật và sản giật là một bệnh lý đặc biệt trong thai kỳ, có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, biểu hiện ở tuổi thai trên 20 tuần với triệu chứng đặc trưng là tăng huyết áp, phù nhiều và có protein niệu. Tiền sản giật có các biến chứng nguy hiểm như thai chậm tăng trưởng thậm chí thai chết lưu trong tử cung, sản giật, tan máu, suy gan, suy thận, phù phổi cấp. Do đó, để có một thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế thấp nhất các biến chứng có thể gặp trong suốt hành trình mang thai, sinh con, phụ nữ mang thai nên khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mai Lê

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hướng dẫn thu hồi, xử lý thuốc vi phạm
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 30/2025/TT-BYT hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm.July 4 at 11:47 am -
Bộ Y Tế đề xuất bỏ cơ chế tự công bố chất lượng thực phẩm bổ sung
Động thái được đưa ra sau khi nhà chức trách phát hiện nhiều sản phẩm kém chất lượng được sản xuất cũng như buôn bán tràn lan, gây hại nghiêm trọng sức khỏe người dân.July 4 at 11:46 am -
Một nghĩa cử hiến tạng, ba cuộc đời được hồi sinh
Tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định TPHCM, một phụ nữ qua đời vì tai nạn đã hiến tạng, cứu sống ba người bệnh.June 30 at 4:45 pm -
Bộ Y tế: Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý triệt để ổ dịch mới phát sinh
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn tiềm ẩn và có khả năng bùng phát tại một số địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế – PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương đã ký ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi nhằm kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh.June 30 at 1:16 pm