Cảnh giác với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh COPD không lây lan và thường xảy ra ở các đối tượng là nam giới tuổi lớn hơn 40; những người hút thuốc lá, thuốc lào; tiếp xúc thường xuyên với khói, bụi nghề nghiệp; tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với khói bếp than; bị nhiễm khuẩn hô hấp khi còn nhỏ. Trong đó, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của COPD, ngoài ra hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc lá do người khác hút) cũng có thể tăng nguy cơ COPD.
COPD ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân, hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày, từ nhẹ đến nặng như ho, khạc đờm mỗi sáng; khó thở khi gắng sức; lo lắng, mỏi mệt; giảm các hoạt động; suy giảm chức năng các cơ quan; khó thở ngay cả khi không phải gắng sức nhiều; tiếp tục giảm hoạt động và suy thoái chức năng; suy hô hấp và tử vong trong một đợt kịch phát của bệnh COPD
Để chẩn đoán chắc chắn mắc COPD, phải đo chức năng phổi. Bệnh nhân thổi qua một máy đo gọi là hô hấp kế (máy đo chức năng hô hấp). Máy sẽ cho biết bệnh nhân có bị tắc nghẽn hay không. COPD thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì vậy, nếu thuộc nhóm có nguy cơ cao và có các triệu chứng ban đầu là ho, khạc đờm kéo dài, khó thở khi gắng sức, nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và kiểm tra chức năng phổi.
Hiện nay, bệnh COPD chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên việc điều trị có thể giúp kiểm soát triệu chứng, làm chậm quá trình tổn thương ở phổ, cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan khác.
Lưu ý khi mắc bệnh COPD
Dùng đúng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, đến tái khám định kỳ hàng tháng và mỗi khi có đợt bùng phát của bệnh.
Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào, tránh xa nơi có nhiều người hút thuốc và những vật dụng liên tưởng đến thuốc lá, dùng thuốc hỗ trợ cai thuốc nếu cần.
Giữ không khí trong nhà thật sạch, thoáng; tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than; luyện tập, giữ cho thân thể khoẻ mạnh.
Tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ, đi bộ và tập thể dục đều đặn, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng thường xuyên.
Nếu bị COPD mức độ nặng, hãy sống lạc quan và hoạt động tối đa trong điều kiện sức khoẻ cho phép. Làm mọi việc thường ngày một cách chậm rãi, đơn giản; chọn chỗ ngồi để có thể nghỉ ngơi thoải mái khi cần.
Đến bệnh viện ngay nếu tình trạng chuyển biến xấu và có dấu hiệu nguy hiểm như nói chuyện, đi lại khó khăn, môi hay móng tay tím tái, nhịp tim, mạch rất nhanh hay không đều, thuốc thường dùng không còn tác dụng đủ lâu, hay không còn tác dụng, thở gấp và khó. Cần chuẩn bị sẵn số điện thoại của bác sĩ, bệnh viện và danh sách các thuốc đang dùng.
COPD là một bệnh mạn tính. Các triệu chứng của COPD đôi khi được cải thiện khi ngừng hút thuốc, dùng thuốc thường xuyên hoặc tham gia phục hồi chức năng phổi. Tuy nhiên, phổi vẫn bị hư hại và không bao giờ có thể hoàn toàn trở lại bình thường. Khó thở và mệt mỏi có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn, nhưng người bệnh có thể học cách kiểm soát tình trạng của mình và tiếp tục sống một cuộc sống trọn vẹn.
Thanh Trà
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cần Thơ: Tập huấn về công tác chăm sóc dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em lứa tuổi học đường
Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Cần Thơ đã tổ chức tập huấn về công tác chăm sóc dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em lứa tuổi học đường cho giáo viên, cán bộ y tế trường học thuộc các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thành phố.November 14 at 2:16 pm -
Long An: Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
Sáng 12/11/2024, UBND tỉnh Long An tổ chức lễ phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.November 12 at 4:37 pm -
Tác động của già hóa dân số và chiến lược chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Bình Phước
Hiện nay, tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố có dân số đông và kinh tế phát triển mạnh. Tỉnh Bình Phước là một ví dụ điển hình, khi số lượng người cao tuổi ngày càng tăng, tạo ra áp lực lớn không chỉ đối với phát triển kinh tế mà còn đối với các dịch vụ y tế và phúc lợi xã hội.November 12 at 12:02 pm -
Bà Rịa – Vũng Tàu: Triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024, từ ngày 10/11 - 10/12/2024, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành văn bản đề nghị Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động của tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024.November 10 at 4:35 pm