Cần có giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long
Tham gia phát biểu trực tiếp tại hội trường, Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh bày tỏ sự thống nhất với dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô Chính phủ đã trình Quốc hội. Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm thêm những nội dung sau:
Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết, chưa bao giờ hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long được dồn lực đầu tư mạnh mẽ như hiện nay. Từng là “vùng trũng” cao tốc, đến nay trong vùng đã có 120 km cao tốc TP. HCM - Cần Thơ được đưa vào khai thác. Mục tiêu đến năm 2025, toàn vùng sẽ có khoảng 548 km đường bộ cao tốc được đưa vào khai thác, và đến năm 2030 là 763 km. Đây là những quyết sách quan trọng của Quốc hội, sự quyết tâm chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đã mở ra cơ hội đầu tư, tạo đột phá về hạ tầng giao thông, thúc đẩy đồng bằng sông Cửu Long phát triển vươn lên cùng cả nước.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang là thách thức không nhỏ đối với hoạt động đầu tư hạ tầng giao thông, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thực tế ghi nhận, trong mấy năm gần đây, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã gây ra tình trạng ngập nặng trên một số tuyến đường trong khu vực như các tuyến quốc lộ 63, 54, 57, đặc biệt là quốc lộ 1 đoạn qua các tỉnh Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau… Nguyên nhân chính của việc ngập nước trên các tuyến quốc lộ là do sụt lún nền đường.
Phát triển bền vững được xem là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh kiến nghị Quốc hội nghiên cứu, ban hành Nghị quyết đặc thù về phát triển đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu thay cho Nghị quyết số 120/NQ-CP, ngày 17/11/2017 của Chính phủ về Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là chủ trương có tính đột phá về phát triển để kiến tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và an toàn, thịnh vượng.
Bên cạnh đó, Bộ Chính trị cũng đã ban hành Kết luận số 91-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI "Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Nội dung Kết luận được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, hướng đến mục tiêu đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực Châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045. Nhiều nhiệm vụ được xác định trong theo Kết luận số 91-KL/TW, thiết nghĩ cần quan tâm 2 nội dung sau:
Đối với nhiệm vụ “tiếp tục triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập, gắn với thị trường lao động; đẩy mạnh phân luồng, tăng số lượng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp”, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cần có tổng kết, đánh giá sâu kết quả thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025". Bởi vì sau hơn 5 năm triển khai thực hiện đề án này, các địa phương còn gặp nhiều khó khăn, bất cập; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp không đạt được mục tiêu của Đề án. Do đó cần sớm đánh giá toàn diện việc sắp xếp, sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề - giáo dục thường xuyên trên cả nước để có giải pháp phù hợp. Song song đó, cần đánh giá, phân tích nguyên nhân, trách nhiệm của các bộ ngành, trách nhiệm của gia đình,của xã hội, của các cơ sở giáo dục,… làm cơ sở để xây dựng lộ trình và giao trách nhiệm khi triển khai thực hiện nhiệm vụ này.
Đối với nhiệm vụ “từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học”. Đây là nhiệm vụ đang được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mới về kinh tế, xã hội cho Việt Nam nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn và thách thức cho ngành Giáo dục. Rút kinh nghiệm những kết quả đạt được và những mục tiêu chưa đạt khi triển khai thực hiện đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có lộ trình, đề án tổng thể, toàn diện và lâu dài.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh thì các địa phương cũng rất cần có sự chuẩn bị sớm cho việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên; cần thiết kế lại chương trình, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá phù hợp; và đặc biệt là cần sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý để việc triển khai được thuận lợi.
Quang Nghị
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Gia Lai phát động tháng hành động vì bình đẳng giới
Vừa qua, tại TP. Pleiku, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Gia Lai phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.November 21 at 8:52 am -
400 triệu đồng gây quỹ hỗ trợ sinh viên tại giải golf Trường Đại học Luật TP.HCM
Ngày 19/11, giải golf mở rộng lần I năm 2024 của Trường Đại học Luật TP.HCM diễn ra nhằm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Sự kiện quy tụ 144 golfer, bao gồm các cựu giảng viên, cựu sinh viên và doanh nhân từ nhiều lĩnh vực khác nhau.November 20 at 1:03 pm -
Ninh Thuận: Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
Sáng 18/11, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức lễ phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, ông Trịnh Minh Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì lễ phát động.November 19 at 4:05 pm -
Bình Thuận: Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Sáng 18/11, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.November 19 at 8:38 am