Cà Mau: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Mục tiêu đề ra đến năm 2030, về ứng phó với biến đổi khí hậu: Phát triển công nghệ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đủ năng lực cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đầy đủ, chính xác, kịp thời đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội; giảm thiệt hại do thiên tai gây ra.
Trong đó, tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản do triều cường, ngập úng, sạt lở đất so với giai đoạn 2015 - 2025. Bảo đảm 90% số hộ dân thuộc khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai có nhà ở an toàn; ít nhất 80% các hộ dân sinh sống nơi có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất được di dời đến nơi an toàn.
Các công trình hạ tầng trọng yếu thích ứng với biến đổi khí hậu được hoàn thành với các tiêu chuẩn an toàn trước thiên tai, đặc biệt các công trình phòng, chống thiên tai, ngăn triều cường, xâm nhập mặn, trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất, chống ngập úng ở các đô thị và các thị trấn khu vực ven biển. Giảm 25% cường độ phát thải khí nhà kính so với mức phát triển bình thường (mức giảm tự nguyện); đạt mức tiết kiệm năng lượng 10% đến 20% tổng tiêu thụ năng lượng toàn tỉnh (tương đương từ 2% đến 4%/năm). Hình thành và phát triển các cơ sở công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo.
Về quản lý tài nguyên: Tiếp tục điều tra, đánh giá tiềm năng, giá trị của các nguồn tài nguyên quan trọng trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch, quản lý và khai thác bền vững, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung kiểm soát cơ bản 90% các hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất; nâng cao hiệu quả sử dụng nước, giảm tỉ lệ thất thoát nước trong hoạt động cấp nước xuống 10%. Khắc phục hiệu quả tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vào mùa khô ở các lưu vực sông, các vùng khó tiếp cận nguồn nước ngọt, đặc biệt ở các khu vực ven biển, vùng ngọt hóa, vùng sâu, vùng xa và các đảo. Bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội; giữ ổn định 38 ngàn ha đất trồng lúa; phấn đấu diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 5.000 ha. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng luợng theo huớng tăng tỉ lệ các nguồn năng luợng tái tạo.
Về bảo vệ môi trường: 98% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý theo quy định; 90% chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định; 100% chất thải nguy hại phát sinh được thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định. Trên 50% nước thải đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đối với đô thị loại II và 30% đối với đô thị còn lại; 80% khu, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung vận hành đạt quy chuẩn kỹ thuật môi truờng.
Diện tích các khu vực ô nhiễm môi trường đất do hóa chất độc hại tồn lưu được xử lý, cải tạo và phục hồi; nâng cao chất lượng môi trường không khí ở các đô thị, khu vực đông dân cư; phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 100% dân cư đô thị và 95% dân cư được cung cấp nước sạch, 100% dân cư được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó ít nhất 80% dân cư được sử dụng nước sạch đạt chuẩn. Nâng độ che phủ rừng và cây phân tán lên 27% so với năm 2020; diện tích rừng tự nhiên được nâng cao chất lượng; diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển được bảo tồn đạt ít nhất 0,16% diện tích tự nhiên vùng biển của tỉnh; nâng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt ít nhất 4,77% diện tích lãnh thổ đất liền của tỉnh; bảo đảm duy trì diện tích các khu đất ngập nước, khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng; danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Đăng Khải
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cần Thơ: Tập huấn về công tác chăm sóc dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em lứa tuổi học đường
Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Cần Thơ đã tổ chức tập huấn về công tác chăm sóc dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em lứa tuổi học đường cho giáo viên, cán bộ y tế trường học thuộc các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thành phố.November 14 at 2:16 pm -
Long An: Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
Sáng 12/11/2024, UBND tỉnh Long An tổ chức lễ phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.November 12 at 4:37 pm -
Tác động của già hóa dân số và chiến lược chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Bình Phước
Hiện nay, tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố có dân số đông và kinh tế phát triển mạnh. Tỉnh Bình Phước là một ví dụ điển hình, khi số lượng người cao tuổi ngày càng tăng, tạo ra áp lực lớn không chỉ đối với phát triển kinh tế mà còn đối với các dịch vụ y tế và phúc lợi xã hội.November 12 at 12:02 pm -
Bà Rịa – Vũng Tàu: Triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024, từ ngày 10/11 - 10/12/2024, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành văn bản đề nghị Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động của tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024.November 10 at 4:35 pm