Cà Mau: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tại huyện Cái Nước

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Cái nước, trong tháng 1 năm 2024, trên địa bàn huyện Cái Nước ghi nhận 14 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca bệnh tay chân miệng. Các ổ dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng được phát hiện và xử lý kịp thời, triệt để và đúng quy định.
11:15 | 29/02/2024

Bác sĩ Lâm Chí Phương - Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh tật - HIV/AIDS và các bệnh xã hội, Trung tâm Y tế Cái Nước cho biết, huyện Cái Nước là huyện nội địa có tuyến quốc lộ đi qua rất dài, tiếp nối từ TP. Cà Mau đến huyện Năm Căn, trên tuyến có nhiều điểm trung chuyển và là nơi tiếp giáp với TP. Cà Mau, huyện Năm Căn, Phú Tân, Đầm Dơi, Trần Văn Thời. Đây là địa phương có mối nguy cơ cao khi xuất hiện bệnh truyền nhiểm và có điều kiện làm lây lan nhanh trong cộng đồng.

Bên cạnh đó, huyện Cái Nước có các khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh và có nhiều điểm kinh doanh thương mại dịch vụ nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh nhanh và khó kiểm soát. Hiện, địa phương có các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, dại,... Để chủ động phòng chống dịch bệnh, Trung Tâm Y tế huyện Cái Nước đã triển khai, thực hiện nghiêm túc các hoạt động phòng, chống dịch.

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tại huyện Cái Nước (ảnh minh họa)

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tại huyện Cái Nước (ảnh minh họa)

Trung tâm Y tế đã tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội tại địa phương. Củng cố, kiện toàn ban phòng chống dịch các cấp, phân công cụ thể trách nhiệm từng thành viên phụ trách địa bàn trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống giám sát, theo dõi từ huyện đến xã, thị trấn và khóm, ấp. Thành lập 2 đội cơ động chống dịch, mỗi đội 5 người, phân công trực chống dịch 24/24 vào những ngày Tết. Chủ động dự trữ thuốc, hóa chất, trang thiết bị, hậu cần, kinh phí đáp ứng khi có dịch xảy ra trong dịp T

Ngoài ra, Trung tâm Y tế phối hợp chặt chẽ với Bệnh viện Đa khoa Cái Nước trong việc chia sẻ thông tin bệnh truyền nhiễm, lấy mẫu bệnh phẩm và có phương án vận chuyển bệnh nhân mắc bệnh dịch truyền nhiễm tại cộng đồng về cơ sở điều trị. Phối hợp với các trạm thú y huyện trong công tác tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, cúm AH5N1, H1N1… Phối hợp với các phòng, ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị liên quan triển khai công tác theo chức năng, nhiệm vụ và

ết Nguyên đán và mùa lễ hội. Chuẩn bị sẳn sàng 5 máy phun hóa chất xử lý dịch…

Tăng cường hoạt động truyền thông về phòng chống dịch bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên đài truyền thanh, loa truyền thanh của xã, thị trấn... Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường dự phòng lây nhiễm cúm A, sốt xuất huyết, tay chân miệng, dại và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác… Thực hiện giám sát, theo dõi tình hình dịch bệnh tại địa phương, đặc biệt tại các vùng có nguy cơ cao. Phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ca bệnh truyền nhiễm theo quy định không để lây lan, bùng phát thành dịch.

Tham mưu UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị duy trì hoạt động tổng vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, phế liệu chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm. Tổ chức khử khuẩn môi trường phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại những vùng nguy cơ như trường học, công sở, nhà máy, xí nghiệp trong dịp Tết. Theo dõi sát phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm ngày ít nhất 2 lần, để kịp thời phát hiện các ca bệnh truyền nhiễm, tiến hành xác minh thông tin, xử lý dịch nhanh chóng và phản hồi đi các tuyến. Báo cáo kịp thời và phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn cấp trên thực hiện tốt các biện pháp xử lý ổ dịch theo quy định,…

Ngoài nỗ lực của ngành y tế địa phương, mỗi người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình bằng thực hiện tốt các khuyến cáo y tế cũng như chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh tại hộ gia đình, đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm…

Lê Kim

comment Bình luận