Bộ Y tế tăng cường công tác bảo đảm y tế trong dịp Tết Giáp Thìn năm 2024
Công tác chỉ đạo điều hành chung
Quán triệt và thực hiện nội dung Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024, Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-BYT ngày 16/01/2024 về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024, cụ thể như sau:
Chỉ đạo toàn diện Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng và triển khai kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán năm 2024; phân công trực 24/24 giờ đối với Lãnh đạo và nhân viên đơn vị theo quy định. Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước dịch bệnh; tổ chức lực lượng, phương tiện ứng trực, theo dõi, giám sát diễn biến dịch và xử lý kịp thời các tình huống phát sinh. Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng, các điều kiện cần thiết để hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu y tế hoạt động ổn định. Thực hiện tốt việc chăm lo, động viên vật chất, tinh thần đối với lực lượng trực chống dịch và cán bộ y tế công tác tại đơn vị. Chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan Công an triển khai các phương án bảo đảm công tác an ninh trật tự, phòng ngừa tội phạm, phòng chống cháy nổ và vi phạm pháp luật tại các cơ sở y tế; khẩn trương trở lại làm việc bình thường sau ngày nghỉ Tết, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ ngay từ những tháng đầu năm.
Phân công các đồng chí Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các đơn vị và chuyên viên thường trực, chỉ đạo công tác y tế trong các ngày Tết; Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ trực Tết, bảo đảm thường trực gồm: Trực lãnh đạo, xử lý thông tin Đường dây nóng; trực chuyên môn; trực hành chính - hậu cần và trực bảo vệ - tự vệ. Danh sách cán bộ trực phải được niêm yết tại các khoa, phòng. Có kế hoạch về phòng chống cháy nổ, thảm hoạ, tai nạn hàng loạt; phòng chống rét cho người bệnh; sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới, tham vấn về chuyên môn khi cần thiết.
Yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành Y tế thực hiện chế độ báo cáo trực tuyến hàng ngày đầy đủ, đúng giờ để tổng hợp gửi Văn phòng Chính phủ và Văn phòng Trung ương Đảng. Nội dung báo cáo về công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, tình hình an toàn thực phẩm, tình hình đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ khám chữa bệnh và các vấn đề khác.
Yêu cầu các đơn vị đảm bảo triển khai các công việc đúng tiến độ, triển khai các công việc nghiêm túc, đầy đủ ngay sau Tết.
Công tác y tế
Tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh
Bệnh sốt xuất huyết: Từ ngày 8/2/2024 đến ngày 11/2/2024, Bộ Y tế ghi nhận báo cáo về 6 ổ dịch sốt xuất huyết mới gồm: 3 ổ dịch tại 3 tỉnh (Cà Mau, Tiền Giang và An Giang ghi nhận ngày 8/2/2024), 3 ổ dịch tại 2 tỉnh: (An Giang: 2 ổ dịch và Đồng Tháp: 1 ổ dịch ghi nhận ngày 11/2/2024). Các ổ dịch đã được xử lý theo quy định của Bộ Y tế.
Bệnh tay chân miệng: Từ ngày 8/2/2024 đến nay, cả nước ghi nhận 84 trường hợp mắc tay chân miệng được báo cáo.
Dịch Covid-19, bệnh đậu mùa khỉ, bệnh Sởi, cúm A(H5N1), cúm A(H5N6), MERS-CoV: Tính từ ngày 8/2/2024 đến ngày 11/2/2024, không ghi nhận trường hợp mắc các bệnh trên được báo cáo trên phạm vi cả nước.
Tình hình tổ chức khám, chữa bệnh
Từ ngày 8/2/2024 đến ngày 11/2/2024, theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, 63 Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế ngành trên toàn quốc ghi nhận như sau (số liệu tổng hợp 3 ngày Tết Giáp Thìn 2024):
- Thường trực bảo đảm cấp cứu, khám chữa bệnh cho nhân dân: So với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023 tổng số bệnh nhân đang điều trị sau 3 ngày Tết: 109.840 người, tăng 14,7%; tổng số bệnh nhân đến khám, cấp cứu: 151.268 người, tăng 4,5%; tổng số bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú: 61.389 người, tăng 1,0%; tổng số ca phẫu thuật các loại: 7.291 ca phẫu thuật cấp cứu, tăng 3,3%; trong đó số ca phẫu thuật cấp cứu là 1.908 ca, tăng 11% so với năm 2023; tổng số ca đỡ đẻ, mổ đẻ thành công: 7.680, tăng 9,6; tổng số bệnh nhân ra viện: 73.092 bệnh nhân, tăng 8,2%.
- Tình hình khám cấp cứu tai nạn nghi liên quan đến giao thông: Tính từ ngày 8/2/2024 đến 11/2/2024, có tổng cộng 9.920 ca khám, cấp cứu do tai nạn giao thông (TNGT), giảm 14,4% so với cùng kỳ Tết Quý Mão năm 2023. Số lượng ca khám, cấp cứu TNGT chiếm 6,6% tổng số ca khám, cấp cứu; số trường hợp phải nhập viện: 4.787 trường hợp (chiếm 48,3% tổng số ca), tăng 9,6%; có 67 trường hợp tử vong do TNGT, giảm 17 ca (20,2%).
- Tai nạn do pháo nổ, chất nổ: Tính từ ngày 8/2/2024 đến 11/2/2024 đã có 453 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ các loại, nhiều hơn 129 ca so với cùng kỳ Tết Quý Mão 2023, không có trường hợp tử vong. Có 55 trường hợp cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế, 24 trường hợp phải nhập viện điều trị theo dõi.
- Nhận xét chung: Tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về tăng cường công tác khám, chữa bệnh trong dịp Tết Giáp Thìn 2024, bảo đảm công tác thường trực cấp cứu cho nhân dân. Tai nạn liên quan đến giao thông giảm mạnh cả số khám, số nặng chuyển tuyến trên và số ca tử vong, Tai nạn do pháo nổ tăng so với Tết Quý Mão 2023.
Tình hình ngộ độc thực phẩm
Theo thông tin từ hệ thống trực an toàn thực phẩm toàn quốc và các phương tiện thông tin đại chúng, từ ngày 8/2/2024 đến 11/2/2024, trên toàn quốc chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đã được toàn ngành y tế, các địa phương và cơ quan chức năng chủ động triển khai nghiêm túc, quyết liệt, góp phần kiểm soát tình hình an toàn thực phẩm, đặc biệt các vụ ngộ độc thực phẩm và nguy cơ ô nhiễm thực phẩm cho cộng đồng.
Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các địa phương theo dõi, nắm thông tin và xử lý kịp thời trong trường hợp có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Tình hình cung ứng thuốc khám, chữa bệnh
Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai mua sắm thuốc; quản lý giá cả; kiểm tra chất lượng, và cung cấp thông tin công khai, đồng thời phối hợp với cơ quan thanh tra trong việc đảm bảo việc thực thi các quy định liên quan đến thuốc để đảm bảo cung ứng thuốc phòng, chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp tết dương lịch và tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Từ đầu kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán đến ngay, Bộ Y tế không nhận được thông tin, phản ánh về thiếu thuốc, tăng giá thuốc trên toàn quốc.
Nguyễn Trang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cà Mau: Tập huấn tư vấn cai nghiện thuốc lá tại cộng đồng
Nhằm thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời tổ chức lớp tập huấn tư vấn cai thuốc lá cho 40 học viên là cộng tác viên, y tế khóm/ấp tại cộng đồng.November 22 at 4:25 pm -
Đà Nẵng: Tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho y tế thôn bản
Từ ngày 19/11 đến 21/11, tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho đội ngũ nhân viên y tế thôn bản của 11 xã trên địa bàn huyện Hoà Vang.November 22 at 4:25 pm -
Gia Lai phát động tháng hành động vì bình đẳng giới
Vừa qua, tại TP. Pleiku, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Gia Lai phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.November 21 at 8:52 am -
400 triệu đồng gây quỹ hỗ trợ sinh viên tại giải golf Trường Đại học Luật TP.HCM
Ngày 19/11, giải golf mở rộng lần I năm 2024 của Trường Đại học Luật TP.HCM diễn ra nhằm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Sự kiện quy tụ 144 golfer, bao gồm các cựu giảng viên, cựu sinh viên và doanh nhân từ nhiều lĩnh vực khác nhau.November 20 at 1:03 pm