Bảo quản đúng cách thực phẩm để đảm bảo an toàn sức khoẻ sau Tết

Thức ăn dư thừa sau Tết Nguyên đán luôn là nỗi lo của nhiều gia đình. Việc bảo quản, sơ chế thức ăn thừa nếu không đúng cách sẽ ảnh hưởng, nguy hại tới sức khỏe con người.
16:40 | 29/02/2024

Sau Tết, điều kiện thời tiết nóng ẩm, nồm, thực phẩm dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, nấm, mốc, các thức ăn nếu bảo quản không đúng sẽ dẫn đến hư hỏng và ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, nhiều sai lầm khi bảo quản thực phẩm cũng khiến bạn và gia đình gặp rắc rối về sức khoẻ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sau đây là một số cách bảo quản thực phẩm để đảm bảo an toàn sức khoẻ:

Sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh: Thực phẩm mới cho vào ngăn đông đá nên để ở phía trong, thực phẩm mua trước đó nên xếp ra ngoài để dùng trước. Nên gắn nhãn, ghi ngày trên thực phẩm đông đá để tránh trường hợp dùng đồ để quá lâu.

Nên loại bỏ phần lá xanh không cần dùng của nhiều loại rau củ, như cà rốt, củ cải, su hào... trước khi cho vào ngăn rau. Rau củ nên được bao bọc, nếu bằng vải thưa thấm chút nước hay hộp giấy,  nhựa loại có đục lỗ li ti thì tốt nhất.

Những thức ăn cho vào bảo quản phải tươi, sạch, không bị nhiễm khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn mới đảm bảo an toàn được.

Thực phẩm cần được bảo quản trong hộp riêng đậy kín.

Để thức ăn nguội hẳn mới cho vào hộp đựng thực phẩm và giữ lạnh trong tủ.

Không để thực phẩm quá lâu. Không hâm nóng thức ăn quá nhiều lần.

Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để hạn chế vi khuẩn cũng như mùi hôi phát sinh bên trong tủ, giúp thực phẩm được bảo vệ tốt hơn.

Rã đông đúng cách, không rã đông thịt nhiều lần.

Việc phân loại rõ ràng sẽ giúp bạn hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn chéo cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng thực phẩm, nhất là sau dịp Tết Nguyên đán.

Thái Tuyền

comment Bình luận