7 loại củ quả có trong mùa hè giúp kiểm soát axit uric

Việc kiểm soát axit uric sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều khi bạn bổ sung 7 loại rau củ dưới đây vào chế độ ăn hàng ngày.
14:50 | 01/05/2024

Giảm axit uric bằng cách ăn cà chua

Cà chua là loại quả được sử dụng rất phổ biến trong bữa ăn của người Việt. Trong thành phần của cà chua có chứa chất lycopene với tác dụng chống oxy hóa tuyệt vời. Bên cạnh đó, cà chua còn là một loại quả có tính kiềm cao, hỗ trợ hòa tan axit uric một cách hiệu quả, giúp bạn tránh được nguy cơ mắc bệnh gout.

Củ sen giúp kiểm soát axit uric

Các thực phẩm giàu purine là ‘kẻ thù’ đối với những người có chỉ số axit uric cao. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, hàm lượng purine trong củ sen rất thấp và việc tiêu thụ củ sen thường xuyên có thể tổng hợp các chất có tính axit trong cơ thể, hỗ trợ đào thải axit uric một cách tự nhiên.

2

Bên cạnh đó, củ sen còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe như thúc đẩy quá trình bài tiết urat và natri ở một mức độ nhất định. Đặc biệt, trong thành phần của củ sen rất giàu kali và chất xơ, có tác dụng nhuận tràng và rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh như mỡ máu cao và bệnh gout.

Điều hòa axit uric bằng bí đao

Bí đao có tác dụng giảm ho, giảm hen suyễn, lợi tiểu, tiêu sưng, trong đó có nhiều vitamin C, hàm lượng kali cao, giàu chất xơ có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, làm ẩm ruột, giảm axit uric. Không chỉ vậy, nước trong bí đao cao tới 90%, tiêu thụ nhiều axit uric có thể làm tăng số lần đi tiểu và đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.

Ăn dâu tây hàng ngày để giảm axit uric

Dâu tây là loại trái cây phổ biến chứa hàm lượng kali tương đối cao, có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ bài tiết axit uric. Bên cạnh đó, trong thành phần của dâu tây chứa lượng lớn vitamin C, có thể ngăn ngừa các bệnh mãn tính như huyết áp cao và mỡ máu cao.

Mướp đắng giúp hỗ trợ giảm axit uric

Mướp đắng là thực phẩm có tính kiềm cùng hàm lượng vitamin cao. Duy trì việc ăn mướp đắng thường xuyên có thể giúp giải quyết vấn đề nóng trong, hỗ trợ quá trình bài tiết axit uric diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Bổ sung cần tây vào thực đơn hàng ngày

Cần tây là loại thực phẩm rất giàu xenlulo, bổ sung cần tây vào thực đơn hàng hàng có thể cải thiện chứng khó tiêu và thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa. Cần tây cũng là một loại rau có hàm lượng purin thấp, isoflavone và apigenin của nó có thể trung hòa các chất có tính axit, do đó ức chế sự hình thành axit uric.

Ăn cà tím giảm axit uric

Cà tím có chứa hàm lượng purine tương đối thấp. Loại quả này có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giảm đau, đồng thời có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ quá trình bài tiết axit uric. Vì vậy, bổ sung cà tím vào thực đơn ăn uống là phương án hay cho những người có chỉ số axit uric cao hoặc những người đang mắc bệnh gout.

Theo Aboluowang

comment Bình luận