Ô nhiễm môi trường: Thủ phạm gây ra nhiều bệnh tật

Trong khi ung thư có thể được nhắc đến nhiều nhất, thì các bệnh khác cũng gia tăng một cách đáng lo ngại mà thủ phạm chính là ô nhiễm môi trường.
9:34 | 03/10/2019
Cơ thể chúng ta sẽ phát triển khỏe mạnh nếu được sống trong một môi trường trong lành. Nhưng điều đó chỉ có được trong thế kỷ trước, hiện nay chúng ta đang phải sống trong một thế giới đầy chất hóa học.


Bệnh tiến triển ác tính

Mặc dù khái niệm bệnh không phải là mới (ca bệnh ung thư đầu tiên được ghi nhận vào năm 1600 trước Công nguyên), nhưng hiện tại tỷ lệ mắc bệnh đang tăng trưởng đáng báo động và hầu hết có liên hệ chặt chẽ với các chất gây ung thư đã được biết và trở nên thừa thãi trong môi trường của chúng ta trong vài thập kỷ nay (chẳng hạn như thuốc trừ sâu, chất kích thích, chất tẩy rửa hóa học,…).

Thông tin dưới đây cho thấy các điều kiện của môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta theo rất nhiều cách.

Một số thống kê tỷ lệ ung thư theo Liên minh phòng chống ung thư:

Tỷ lệ ung thư đã tăng tổng cộng 60% từ 1950-1998, cụ thể:

– Ung thư não tăng 80-90%

– Ung thư vú tăng 60%

– Ung thư tinh hoàn tăng 300%

– Ung thư ở trẻ em tăng 40-50%

– Tỷ lệ ung thư ước tính sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050.


Tế bào ung thư

Trong khi ung thư có thể được nhắc đến nhiều nhất, thì các bệnh khác cũng gia tăng một cách đáng lo ngại bởi những ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe con người:

– Hen suyễn tăng 75% trong giai đoạn 1980-1994, 150% ở trẻ em. Theo EPA, đây cũng là khoảng thời gian khi ô nhiễm không khí đã tăng nhiều nhất.

– Bệnh tiểu đường loại 1 đã tăng gấp đôi kể từ năm 1980, tiểu đường loại 2 tăng gấp đôi giữa những năm 1970 và 1990.

– Trường hợp tự kỷ đã tăng lên mức báo động 56% từ năm 2002 – 2006.

– Tỷ lệ vô sinh được dự kiến sẽ tăng vọt trong vài thập kỷ tới.

– 413 trường hợp được xét nghiệm cho thấy 287 loại hóa chất được tìm thấy trong máu dây rốn của trẻ sơ sinh.

– Trong một nghiên cứu, các mẫu sữa khác nhau cho thấy sự hiện diện của thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ chất tẩy rửa công nghiệp và nhiều hơn nữa.

Rõ ràng là có gì đó đang xảy ra với cơ thể chúng ta. Khoa học cũng có nhiều chứng minh rằng những biến đổi đó là do tác động của con người đối với môi trường.

Nhiều nghiên cứu và nhiều kêu gọi khẩn cấp đã được đưa ra để bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe và loại bỏ hoàn toàn các chất hóa học nguy hiểm.

Dị tật bẩm sinh và vấn đề vô sinh

Dị tật bẩm sinh có liên quan đến ô nhiễm, thuốc diệt cỏ, thuốc kháng sinh, ô nhiễm không khí, hóa chất nông nghiệp, các sản phẩm làm đẹp, sản phẩm nhựa, giặt khô, các sản phẩm gia dụng và chất tẩy rửa…

Nhân tố vô sinh có liên quan đến thuốc trừ sâu, ô nhiễm không khí, tiếp xúc với chì, ô nhiễm nước, chất chống cháy và dụng cụ sinh hoạt (tìm thấy trong nhiều loại xà phòng chất tẩy rửa, vải mềm, sơn, sáp, dầu gội đầu, điều hòa, kem đánh răng, và nhiều hơn nữa).

Chế biến thực phẩm công nghiệp

Thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến dị ứng thức ăn, béo phì và ung thư máu ở trẻ em.

Xí nghiệp chăn nuôi gia súc kém lành mạnh, tăng xói mòn đất và ô nhiễm nguồn nước, giảm độ phì của đất, và làm tăng sự xuất hiện của vi khuẩn kháng kháng sinh do sự lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, đây là trường hợp môi trường ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe con người.

Trách nhiệm của chúng ta

Tất cả những điều này cho thấy ảnh hưởng môi trường đến sức khỏe con người, chẳng hạn như mất điều kiện cơ bản cho sự sống như đất đai, không khí và nước sạch.

Điều gì sẽ xảy ra nếu không có nước sạch để uống, không khí để thở hoặc sự phong phú phì nhiêu của đất đai ?

Dường như những khắc phục của chúng ta là không đáng kể so với những gì chúng ta đã gây ra với môi trường, điều này cũng thúc đẩy nhân loại đi đến bước tuyệt chủng.

Không có câu hỏi môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mà câu hỏi duy nhất là chúng ta sẽ làm gì?

Câu trả lời là, để sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường ở mọi nơi như hiện nay, mỗi cá nhân cần tự biết bảo vệ sức khỏe của bản thân mình. Như căn nhà cần được lau dọn thường xuyên thì mới trở nên sáng sủa, sạch sẽ, cơ thể chúng ta cũng cần được thải độc thường xuyên trước những độc tố đang hàng ngày xâm nhập và đầu độc cơ thể, khiến cơ thể chết dần. Một số cách có thể thực hiện để tự thải độc cho cơ thể hàng ngày:

1. Uống nước:

Uống nước chính là cách bạn giúp cơ thể mình pha loãng độc tố và tống chúng ra ngoài theo tuần hoàn máu.

Cách tốt nhất bạn nên làm là uống 1 ly nước vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy để tống hết những chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Trong suốt 1 ngày bạn cũng nên duy trì uống nước thường xuyên.

2. Vận động nhiều:

Vận động nhiều khiến cơ thể đổ mồ hôi, đây cũng là cách thải độc tố ra ngoài thông qua da - một cơ quan thải độc quan trọng nhưng ít người nghĩ đến.


3. Tiêu thụ 1 số thực phẩm giải độc:

- Chanh: Chanh rất giàu vitamin C, chính là chất siêu tẩy rửa những chất cặn bã trong cơ thể. Hãy thường xuyên uống nước chanh để những độc tố bị hòa tan vào nước và từ đó có thể mau chóng đào thoát ra ngoài.

- Pectin: Pectin thường được coi là "chất thanh tẩy" tự nhiên của cơ thể con người, bởi vì nó có khả năng loại bỏ các độc tố chất độc hại có trong các mô cơ thể như: thuốc trừ sâu, các ion kim loại nặng, chất phóng xạ mà không làm ảnh hưởng đến sự cân bằng vi sinh tự nhiên của cơ thể. Khả năng thải độc cơ thể khỏi các chất độc hại của Pectin có được là do đặc tính tạo phức của nó. Bên trong ruột, pectin tạo phức rắn không tan với các kim loại nặng, được gọi là muối pectinate. Các muối này không được hấp thu ở ruột mà bị đào thải ra ngoài cùng với phân.

Pectin có thể tạo phức với các kim loại nặng như chì, coban, thủy ngân, cadmium, crom, kẽm, sắt, cesium, zirconi, ruthenium...

Thanh Cao
comment Bình luận