5 nguyên liệu đơn giản chữa ngứa cho bà bầu thoát cảnh bứt rứt, khó chịu

Khi mang thai mẹ bầu có thể bị ngứa ngáy vùng bụng hoặc toàn thân gây cảm giác bứt rứt, hết sức khó chịu. Bị ngứa khi mang thai do đâu, tìm hiểu mẹo chữa ngứa cho bà bầu bằng 5 nguyên liệu cực đơn giản tại nhà.
6:15 | 28/02/2020
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa ngáy khi mang thai khiến bà bầu khó chịu tới mất ăn mất ngủ. Tìm hiểu nguyên nhân bị ngứa khi mang thai và mẹo chữa ngứa cho bà bầu từ các nguyên liệu sẵn có tại nhà.
 

Bà bầu bị ngứa do đâu


Do sự co giãn tử cung: Co giãn tử cung là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngứa thai sản. Thai nhi càng lớn, tử cung càng phải giãn nở để chứa em bé. Quá trình này khiến làn da bụng của mẹ bầu bị căng, rạn da quá mức và khô, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Sự gia tăng hoocmon estrogen: Khi mang thai, nồng độ hoocmon estrogen trong cơ thể tăng lên khiến mẹ bầu khó thích nghi, dẫn tới sự thay đổi nhiều mặt bao gồm cả ngứa da. Khi sinh em bé, hoocmon estrogen trở về bình thường thì mẹ bầu cũng hết ngứa.
 
Mẹo chữa ngứa cho bà bầu bằng 5 nguyên liệu cực đơng giản tại nhà

Do một số bệnh: Mẹ bầu có thể bị ngứa trong thai kỳ do có tiền sử da khô hoặc mắc chứng chàm bội nhiễm. Ngứa cũng có thể do mắc chứng ứ mật trong gan, bệnh trĩ hay dị ứng thức ăn...

Thai phụ có thể bị ngứa do nhiễm nấm sinh dục với biểu hiện nóng rát quanh âm hộ, âm đạo; tiết dịch âm đạo bất thường có màu xám hoặc trắng, có mùi hôi hoặc tanh. Cảm giác ngứa, rát hoặc đau khi đi tiểu... tuy nhiên có thể dùng một số loại thuốc bôi ngoài da.

Ngứa cũng có thể do nhiễm trùng da trong thai kỳ do virus Herpes simplex (HSV). Cần nhớ nếu nhiễm virus này có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Triệu chứng ngứa do nhiễm trùng da do virus bao gồm: ngứa hoặc tê nhẹ vùng da trước khi nổi mụn, nổi mụn nước thành chùm trên nền da đỏ ở quanh môi và vùng da xung quanh sinh dục. Chúng thường tiến triển thành mụn mủ và phủ vảy tiết lên trên gây ngứa, nóng rát...
 

Bà bầu bị ngứa có ảnh hưởng đến thai nhi không


Có khoảng 40% mẹ bầu bị ngứa trong thai kỳ. Hiện tượng ngứa thai sản này hầu hết là sinh lý bình thường chỉ gây khó chịu cho người mẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Sau khi sinh em bé, những cơn ngứa rát sẽ tự đẩy lùi.

Tuy nhiên, khi thấy hiện tượng ngứa toàn thân kèm vàng da. Ngứa kèm theo sốt phát ban hay các tổn thương ngoài da như vảy nến, chàm hay nóng rát âm đạo... thì bà bầu nên tới bác sĩ thăm khám.
 
Mẹo chữa ngứa cho bà bầu bằng 5 nguyên liệu cực đơng giản tại nhà

Nếu nguyên nhân bị ngứa thai kỳ do ứ mật trong gan thường xuất hiện ở tam nguyệt cá thứ hai hoặc thứ ba. Khi đó, bà bầu có các triệu chứng ăn uống khó tiêu, vàng da, nôn mửa, buồn nôn, nước tiểu đậm như nước chè đặc và phân màu nhạt. Nguyên nhân do mật tích tụ trong các ống nhỏ của gan, muối mật không thể lưu thông nên làm ngứa da. Ngứa do ứ mật khiến da đỏ mẩn, đau nhức như có vết xước nhỏ gây khó chịu.

Mẹo chữa ngứa cho bà bầu bằng nguyên liệu tại nhà


Khi đã thử mọi cách như dưỡng ẩm da, uống các loại nước lá mát nhưng không hết ngứa, bà bầu hãy thử mẹo chữa ngứa bằng các loại nguyên liệu sau.

Chườm lạnh


Khi bị ngứa, thai phụ buộc phải gãi nhiều khiến làn da trở nên đỏ và nóng rát. Hãy sử dụng túi chườm lạnh để xoa dịu cơn ngứa ngay lập tức. Chườm lạnh đặc biệt hữu hiệu khi làn da bị ngứa do bội nhiễm mà không thể gãi.

Bồ công anh


Nước bồ công anh được cho là an toàn với mẹ bầu lại còn chữa ngứa hiệu quả. Loại thảo dược này tốt cho gan, giúp thải độc, hạn chế ngứa da do bệnh cholestatsis gây ra.

Tắm bằng yến mạch


Bà bầu bị ngứa đã tìm đủ loại lá để trị ngứa nhưng không có kết quả. Hãy thêm một chút yến mạch vào nước ấm khi tắm rồi thoa lên vùng da bị ngứa, bạn sẽ thấy làn da dịu đi, triệu chứng ngứa thuyên giảm.
 
Mẹo chữa ngứa cho bà bầu bằng 5 nguyên liệu cực đơng giản tại nhà

Bột baking soda


Baking soda được ví như loại bột đa năng, có nhiều công dụng. Bà bầu trộn bột baking soda với nước, tạo hỗn hợp đặc sệt rồi thoa lên vùng bụng hoặc vùng da bị ngứa sẽ thấy da mềm mại hơn và hết ngứa.

Nước chanh


Bà bầu cũng thể vắt nước cốt chanh rồi thoa lên vùng da bị ngứa mát xa nhẹ nhàng. Nên nhớ cách này chỉ áp dụng khi da mẹ bầu không bị trầy xước bội nhiễm. Nếu thoa nước chanh lên vùng da trầy xước, vết thương hở axit trong chanh sẽ gây đau và xót.
 
Lưu ý các nguyên liệu này chỉ áp dụng cho bà bầu bị ngứa ngoài da, ngứa không kèm theo nhiễm trùng. Trong trường hợp ngứa kèm nhiễm trùng, nổi mẩn, nổi mụn bà bầu nên đi khám bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc.

Chăm sóc da khi bị ngứa thai sản


Ngoài ra, bà bầu cần biết cách chăm sóc làn da bị ngứa để tránh làm tình trạng ngứa trầm trọng thêm.

Cố gắng không cào, không gãi khi bị ngứa sẽ làm trầy xước da gây ngứa nhiều hơn, thậm chí bội nhiễm.

Hàng ngày sau khi tắm dùng khăn ấm chườm lên da bụng hay vùng da bị ngứa để giúp giảm bớt cơn ngứa.

Không tắm nước nóng, không tắm quá lâu sẽ khiến làn da mẹ bầu khô hơn.Chọn loại sữa tắm có độ pH vừa phải, không kích ứng (phù hợp với cả làn da mẫn cảm).

Luôn giữ ẩm cho làn da bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm, kem chống rạn da.

Thường xuyên tập thể dục thể thao với các động tác nhẹ nhàng để tăng cường máu lưu thông. Khi vận động, nên mặc các trang phục thông thoáng bằng sợi tự nhiên, tránh đổ mồ hôi nhiều.

Uống nhiều nước trong ngày và ăn các loại thức ăn giàu vitamin A, vitamin D. Hạn chế đồ cay, nóng dễ gây dị ứng.
 
[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2020/02/16/ba-bau-tang-can-nhu-the-nao-la-hop-ly_16022020005739.mp4[/presscloud]
Bà bầu tăng cân bao nhiêu là hợp lý
 
 
Hà Ly (t/h)
 
comment Bình luận