Chủ tịch Kim Jong-un đã về đến khách sạn Melia Hà Nội chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều

Đúng 8 giờ sáng 26/2, Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un đã đến thị trấn biên giới Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn trên đoàn tàu hỏa đặc biệt, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai tại Hà Nội trong 2 ngày 27 - 28/2 và thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.
9:01 | 26/02/2019

Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai sẽ diễn ra trong hai ngày 27 và 28/2/2019, tại Hà Nội. Đây được coi là sự kiện chính trị, đối ngoại quan trọng của Việt Nam trong năm 2019, là biểu hiện sinh động của việc cụ thể hóa chủ trương “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế”.

Việt Nam và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 31/1/1950. Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, hợp tác truyền thống với Triều Tiên và sẵn sàng cùng Triều Tiên thúc đẩy giao lưu, hợp tác song phương.

\"chu
\"chu
\"chu

Đoàn xe chở nhà lãnh đạo Kim Jong-un rẽ vào đường Lý Thường Kiệt rồi về khách sạn Melia. Chiếc limousine của ông dừng trước sảnh khách sạn với đội vệ sĩ 12 người đứng quanh. Rất nhiều người dân đứng bên đường để xem đoàn xe của ông Kim.

\"chu
\"chu
\"chu

11h: Đoàn xe của Chủ tịch Kim Jong-un đang đi vào trung tâm Hà Nội

\"chu

Đoàn xe của nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã về tới Hà Nội để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump và thăm chính thức Việt Nam.

\"chu
\"chu

10h30p: Đoàn xe chở Chủ tịch Kim Jong-un đã về đến đường Nguyễn Văn Cừ - Hà Nội

\"chu
\"chu

10h: Người dân Hà Nội cầm cờ Triều Tiên đứng hai bên tuyến phố dự định ông Kim Jong-un sẽ đi qua.

\"chu
Ảnh: Trọng Thuấn/Quỳnh Trang - Zing.vn

Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội phát cờ cho người dân đang đứng đợi đoàn xe của ông Kim bên ngoài khách sạn Melia trên đường Lý Thường Kiệt.

\"Nhóm phát cờ tụi em có hơn 12 bạn tình nguyện, đứng 1 điểm ở đây (khách sạn Melia), 1 điểm trên Marriott, và cả điểm nữa ở Long Biên. Em xung phong vì đây là kỷ niệm đẹp trong thời sinh viên, trong đời không phải lúc nào cũng có hoạt động thế này\", Nguyễn Anh Quân, sinh viên Đại học Công đoàn, nói.

Xe cộ đã bị chặn lại, không thể lưu thông lên cầu Chương Dương và dẫn đến tắc nghẽn cục bộ.

Cầu Chương Dương cũng là điểm dự kiến nằm trên lộ trình đi di chuyển về Hà Nội cũng ông Kim Jong Un. Cách đây vài ngày, cầu đã được trang trí, sơn quét lại.

\"chu
Ảnh Zing.

Đoàn xe của Chủ tịch Kim Jong-un gần về đến Hà Nội.

\"chu
\"chu
Ảnh: Sơn Tùng/Lao Động

9h35: Hà Nội đã cấm đường Tràng Tiền.

\"chu

Lúc 9h20 phút, đoàn xe lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đi qua ải Chi Lăng (huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) và thẳng tiến về Hà Nội theo tuyến đường quốc lộ 1. Trong sáng nay, người dân cùng hơn 200 em học sinh đến từ các trường trung học trên địa bàn huyện Chi Lăng đã có mặt, đứng dọc 2 bên tuyến đường quốc lộ 1, cầm hoa và cờ chào đón đoàn xe.

Dự kiến đoàn xe sẽ đến Hà Nội sau hơn 1 tiếng đồng hồ nữa.

\"chu
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un lên xe ôtô để di chuyển về Hà Nội.

Sau khi rời ga Đồng Đăng, ông Kim Jong Un sẽ di chuyển bằng một chiếc limousine Mercedes-Benz S600 để về Hà Nội, chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Quãng đường từ Lạng Sơn về Hà Nội là 158 km.

Tuyến đường quốc lộ 1 từ Đồng Đăng đi Hà Nội đã bị phong tỏa từ 19h ngày 25/2 đến 14h ngày 26/2.

Đón Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại ga Đồng Đăng có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng,... lãnh đạo tỉnh, cùng đông đảo đồng bào, người dân Lạng Sơn.

\"chu

Trước đó, ngày 24/2, Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã khởi hành tới Hà Nội bằng tàu hỏa, để tổ chức cuộc gặp Thượng đỉnh lần thứ 2 với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này.

Theo đó, chuyến tàu chở Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un đã rời nhà ga Bình Nhưỡng vào chiều 23/2.

\"chu

Tháp tùng Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong chuyến đi này có nhiều quan chức cấp cao, trong đó có em gái của ông là bà Kim Yo-jong và Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol.

\"chu
Chủ tịch Kim Jong-un xuống tàu trong sự chào đón của lãnh đạo, người dân Việt Nam. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Cũng theo KCNA, Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un sẽ có chuyến thăm hữu nghị chính thức tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

\"chu
\"chu

Ngày 25/2, báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, đã làm nổi bật chuyến thăm của nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-un tới Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong đó ca ngợi đây là \"hành trình trọng đại của lòng yêu nước\".

\"chu
\"chu
Đồng chí Võ Văn Thưởng, đồng chí Mai Tiến Dũng đón Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Theo TTXVN, Rodong Sinmun đã đăng các bài báo về chuyến đi của ông Kim Jong-un ở trang nhất và 3 trang khác, nhấn mạnh tất cả người dân Triều Tiên \"vô cùng xúc động và phấn khởi\" trước thông tin về chuyến công du nước ngoài của nhà lãnh đạo Triều Tiên, cũng như kỳ vọng về kết quả tích cực mà ông Kim Jong-un sẽ đạt được trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ sắp tới tại Việt Nam.

\"chu
Nhân dân Lạng Sơn chào đón Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Tờ báo cũng cho biết các nhà máy, mỏ than và những nơi làm việc khác trên khắp đất nước đều sôi nổi bàn luận về chuyến thăm của nhà lãnh đạo nước này tới Việt Nam.

\"chu
Khoảng 150 học sinh được huy động đứng cầm hoa dọc hơn 100 m đường đón đoàn xe của nhà lãnh đạo Triều Tiên. Ảnh: Quang Anh/Quang Huy.

Tờ báo cũng đăng các bài bình luận của các quan chức cấp cao cam kết nỗ lực nhằm đạt được mục tiêu sản xuất trong lĩnh vực kinh tế.

\"chu
Đoàn tàu chở Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã tới ga Đồng Đăng Lạng Sơn. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Giới quan sát nhận định động thái trên rõ ràng nhằm tăng cường sự đoàn kết nội bộ trong bối cảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang thúc đẩy phát triển kinh tế trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh lần 2 với Tổng thống Mỹ Trump sắp tới tại Hà Nội. Triều Tiên đang chuyển trọng tâm sang phát triển kinh tế thay vì chính sách \"song tiến\" (byongjin) vốn đồng thời vừa tìm kiếm hạt nhân vừa phát triển kinh tế.

Trước đó, nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un sẽ thăm hữu nghị chính thức Việt Nam trong những ngày sắp tới.

Theo Cổng TTĐT Bộ Ngoại giao, Việt Nam và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 31/1/1950. Hai nước có quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống. Triều Tiên là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, hai bên đã trao đổi hơn 50 đoàn cấp cao (từ Bộ trưởng trở lên).

\"chu
Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un sẽ thăm hữu nghị chính thức Việt Nam trong những ngày sắp tới. Ảnh TTXVN

Các đoàn ta thăm Triều Tiên có: Chủ tịch Hồ Chí Minh (8-12/7/1957), Thủ tướng Phạm Văn Đồng (6/1961), Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công (9/1988), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (5/1997), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Di Niên (8/2000), Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (16-18/10/2007), Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh (10/2008), Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân (10/2011); Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm (9/2012), Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Trần Quốc Vượng (7/2013), Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn (7/2015); Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Hà Thị Khiết (10/2015); Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh (2/2019)....

Các đoàn Triều Tiên thăm ta có: Thủ tướng Kim Nhật Thành (27/11-3/12/1958), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Kim Yong Nam (1/1992), Phó Thủ tướng Công Chin The (4/1997), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pec Nam Sun (3/2000), Chủ tịch Hội nghị nhân dân tối cao Chuê The Bốc sang dự Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam (4/2001), Chủ tịch Ủy ban thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên Kim Yong Nam (7/2001, 8/2012), Bộ trưởng Ngoại giao Ri Su Yông (8/2014); Bộ trưởng Kinh tế Đối Ngoại Triều Tiên (10/2015), Bộ trưởng Bộ Các lực lượng vũ trang Triều Tiên (11/2015), Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Chuê The Bốc thăm Việt Nam (6/2016); Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho thăm Việt Nam (11/2018)...

Hai nước trao đổi chính sách luân phiên cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Triều Tiên; Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam - Triều Tiên.

Hai nước đã ký nhiều Hiệp định quan trọng như: Hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao và công vụ (01/10/1956), Hiệp định hợp tác văn hóa (11/1957), hiệp định hợp tác Khoa học kỹ thuật (10/1958), Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và CHDCND Triều Tiên (1961), Hiệp định thương mại và hàng hải (12/1962), Hiệp định hỗ tương y tế (12/1966), Hiệp định hợp tác vận tải hàng không dân dụng (1/197), Hiệp định vận tải biển (3/6/2002), Hiệp định thương mại (3/5/2002), hiệp định tương trợ tư pháp (3/5/2002), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (3/5/2002), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (3/5/2002).

comment Bình luận