Cần xử lý nghiêm thực phẩm chức năng Tamino nổ là thuốc tăng cân lừa đảo người tiêu dùng

Theo luật sư, việc thực phẩm chức năng Tamino ngang nhiên ‘nổ’ là thuốc tăng cân chẳng khác gì lừa đảo người tiêu dùng, cơ quan chức năng cần vào cuộc xử lý nghiêm.
8:56 | 08/11/2021

Thực phẩm chức năng Tamino ngang nhiên ‘nổ’ là thuốc tăng cân lừa người tiêu dùng.

Vụ việc thực phẩm chức năng Tamino ngang nhiên nổ là thuốc tăng cân, quảng cáo sai công dụng xuất hiện nhan nhản trên các website, mạng xã hội đang gây bức xúc dư luận.

Qua tìm hiểu của PV, cuối tháng 6/2019, Cục trưởng Cục ATTP cấp giấy tiếp nhận công bố thực phẩm chức năng Tamino cho Công ty TNHH Dược phẩm Sanora.

Điều bất ngờ nhất đó là Công ty TNHH Dược phẩm Sanora chỉ mới được thành lập giữa tháng 5/2019 - tức chỉ chưa đầy 1 tháng trước khi thực phẩm chức năng Tamino được tung ra thị trường.

Công ty này có địa chỉ trụ sở chính đăng ký tại 5/6 Tân Thới Hiệp 13, khu phố 3A, phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TP HCM.

Người đại diện theo pháp luật là bà Thiều Thị Kim Ngân. Ngành nghề chính là bán buôn thực phẩm.

Trong giấy ghi rõ, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tamino và doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm tính phù hợp của sản phẩm. Thế nhưng trên thực tế, trên nhiều website thực phẩm chức năng này ngang nhiên nổ công dụng và xưng tên là thuốc tăng cân.

Chưa rõ những website quảng cáo thực phẩm chức năng Tamino là thuốc là do ai quản lý, cố tình thực hiện quảng cáo sai sự thật, lừa đảo người tiêu dùng?

Công ty TNHH Dược phẩm Sanora mới được thành lập giữa tháng 5/2019 - 1 tháng trước công bố sản phẩm.

Tuy nhiên, theo tiết lộ một trong số những chiêu trò phổ biến hiện nay được các “ông trùm” thực phẩm chức năng áp dụng nhan nhản đó là việc mua và thuê các website, Fanpage trôi nổi rồi quảng cáo sai sự thật để bán hàng, lừa đảo người tiêu dùng. Thế nhưng khi cơ quan chức năng vào cuộc yêu cầu giải trình, xử lý thì hầu hết đều viện ra lý do rằng các quảng cáo sai sự thật này là do đại lý và nhân viên dưới cấp thực hiện, từ đó “thoát án”.

Theo một số chuyên gia, thời gian qua mặc dù các cơ quan chức năng đã ráo riết vào cuộc nhưng vẫn tình trạng thực phẩm chức năng ngang nhiên nổ là thuốc, quảng cáo sai sự thật, lừa đảo người tiêu dùng vẫn xuất hiện nhan nhản tiêu biểu là thực phẩm chức năng Tamino.

Sở dĩ còn điều này là bởi việc xử lý chưa được thực hiện nghiêm túc, còn tình trạng “dễ dãi”. “Sản phẩm của anh mà anh cứ đổ vấy cho đại lý này, đại lý kia đăng tin quảng cáo đấy là điều khó chấp nhận. Tôi chỉ cách đơn giản là anh cứ gọi vào các số quảng cáo trên website sau đó xem địa chỉ chuyển hàng là có thể xử lý tận gốc”, một chuyên gia hé lộ.

Chưa hết, theo chuyên gia hiện nay việc sai phạm quảng cáo thực phẩm chức năng là thuốc dù là lừa đảo nhưng vẫn chỉ dừng ở mức phạt hành chính rất nhẹ nên không đủ sức răn đe.

“Lẽ ra nên xử lý hành chính nếu sai phạm lần 1, nếu còn lần 2 – lần 3 tái phạm thì phải truy tố, điều tra… như thế mới chấm dứt được tình trạng quảng cáo lừa đảo. Bởi số tiền mỗi người tiêu dùng bỏ ra mua sản phẩm không phải là nhỏ. Thường thường họ bán mỗi liệu trình cũng vài hộp có giá đến bạc triệu, hậu quả người tiêu dùng vừa mất tiền, vừa bị lừa”, chị L. (ở Hà Nội) bức xúc trước tình trạng thực phẩm chức năng quảng là thuốc lừa đảo.

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Hoàng Tùng (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng: Đối với sự việc quảng cáo "thổi phồng" và có nhiều dấu hiệu sai, không chính xác về chức năng sản phẩm Tamino thì cơ quan chức năng cần phải vào cuộc xử lý vấn đề này.

Quảng cáo lồng ghép các đoạn video, sử dụng hình ảnh bác sĩ, dược sĩ, ca sĩ khuyên mọi người nên sử dụng Tamino.

“Việc thực phẩm chức năng nhưng lại quảng là thuốc là sai quy định về y tế, dược và luật quảng cáo.  Ngoài Công ty sở hữu, phân phối thì những cá nhân, ca sĩ, người nổi tiếng tiếp tay cho quảng cáo sai cũng phải bị xử lý trách nhiệm”, luật sư Hoàng Tùng đề cập.

Căn cứ Điểm a Khoản 4 Điều 68 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: “Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định”.

Căn cứ Khoản 1 Điều 67 Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo và được sửa đổi tại Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo thực phẩm dưới hình thức các bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm;

b)Quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.

comment Bình luận