Những loại thức uống giúp hạ đường huyết đặc biệt tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Xã hội ngày càng phát triển khiến số lượng mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng. Bên cạnh ung thư, tiểu đường đặc biệt là tiểu đường loại 2 cũng dần trở thành căn bệnh "đáng sợ, ám ảnh" đối với nhiều người.
14:22 | 18/09/2019
Đái tháo đường là một bệnh toàn cầu không lây nhiễm và là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong, ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Trước đây, khi nhắc đến bệnh tiểu đường, nhiều người nghĩ rằng đây là bệnh “người giàu”, thế nhưng với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay chế độ ăn uống của con người càng trở nên bất hợp lý gây ra hiện tượng rối loạn chuyển hóa cơ thể. Dạng tiểu đường phổ biến nhất là đái tháo đường không phụ thuộc insulin (NIDDM) hoặc tiểu đường tuýp 2. Do đó, trong 25 năm tới người ta ước tính rằng số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới sẽ tăng gấp đôi so với hiện tại.
 

Chế độ dinh dưỡng tác động thế nào đến bệnh nhân tiểu đường?

 
Thực tế, đái tháo đường hay tiểu đường chính là bệnh nội tiết do cơ thể thiếu hay không có nội tiết tố insulin. Bởi vậy, chế độ ăn uống hợp lý rất quan trọng trong việc điều trị tiểu đường, kết hợp cùng với thuốc men và cơ chế vận động. Tuy nhiên, dùng thuốc kết hợp ăn kiêng có thể khiến người bệnh bị tụt đường huyết khiến họ có xu hướng ăn nhiều hơn, dẫn đến đường huyết tăng cao. Tình trạng này khiến bệnh nhân phải dùng nhiều thuốc, tăng nguy cơ mắc thêm nhiều bệnh khác như mỡ máu, huyết áp, tim mạch.
 
Những loại thức uống tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
Chế độ ăn uống rất quan trọng với bệnh nhân tiểu đường. 
 
Bên cạnh đó, rất nhiều bệnh nhân tiểu đường quan niệm sai lầm rằng, ăn uống kiêng khem hoặc nhịn ăn sẽ giúp kiểm soát đường huyết. Việc này mang lại kết quả vô cùng tệ hại, khiến cơ thể không có đủ năng lượng, đường huyết bị hạ. Bệnh nhân tiểu đường tốt nhất nên tuân theo chế độ ăn uống phù hợp, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, chất béo, chất đạm, tinh bột… Các loại thực phẩm phải hỗ trợ cho việc thanh lọc cơ thể, ổn định đường huyết, làm sạch máu và phục hồi thành mạch máu, oxy hóa và kháng viêm. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế các sản phẩm tinh chế, sản phẩm chế biến, đồ đóng gói sẵn, các loại tức ăn nhiều gia vị hoặc vụ gia cũng như các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…
 

Những loại thức uống tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường

 
Thông thường, lượng đường trong máu mỗi người thay đổi suốt đêm. Đối với bệnh nhân tiểu đường (loại 1 hoặc loại 2), những biến động này có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết) vào buổi sáng. Lượng đường trong máu thay đổi trong đêm vì hai quá trình: Thứ nhất là Hiện tượng bình minh, xảy ra trong khoảng thời gian từ 3 giờ sáng đến 8 giờ sáng, khi đó lượng đường trong máu của bạn tăng lên như một phần của quá trình thức dậy. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu cao vào buổi sáng. Thứ hai chính là Hiệu ứng Somogyi: Lượng đường trong máu giảm đáng kể từ 2 giờ sáng đến 3 giờ sáng. Cơ thể phản ứng bằng cách giải phóng các hormone làm tăng đường huyết một lần nữa. Nhưng nó có thể giải phóng quá nhiều các hormone này, gây ra lượng đường trong máu cao vào buổi sáng.
 
Những loại thức uống tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
Nước ép bầu cũng là một thức uống vô cùng tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
 

Sữa

 
Vì tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin, một người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường loại 2 phải tìm cách thay thế để kiểm soát lượng đường trong máu. Việc sai lầm khi thêm một số thực phẩm vào chế độ ăn uống khiến mức đường huyết tăng đột biến trong khi những người khác có thể giữ chúng trong tầm kiểm soát chỉ với một loại thực phẩm nhất định. Mới đây, một nghiên cứu mới đã chỉ ra một thành phần đặc biệt quan trọng trong bữa sáng của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 - đó chính là sữa. Theo đó, tiêu thụ sữa vào bữa sáng có thể giúp hạ đường huyết cả ngày. Kết quả của nghiên cứu cũng đã được công bố trên Tạp chí Khoa học về Sữa.
 
Cụ thể, tiến sĩ Douglas Goff và nhóm các nhà khoa học thuộc Đơn vị Nghiên cứu Dinh dưỡng Con người tại Đại học Guelph (bang Ontario, Canada) phối hợp với Đại học Toronto (Canada) đã kiểm tra tác động của việc tiêu thụ sữa giàu protein vào bữa sáng đối với mức đường huyết và việc duy trì cảm giác no. Vào bữa sáng, nếu uống sữa với ngũ cốc sẽ giảm nồng độ glucose trong máu sau bữa ăn so với nước, trong khi sữa với nồng độ protein cao làm giảm nhiều hơn so với sữa nồng độ protein bình thường. Loại kết hợp này cũng giảm sự thèm ăn sau bữa ăn thứ hai so với lượng protein thấp tương đương.

Nước ép bầu

 
Ngoài sữa, nước ép bầu cũng là một thức uống vô cùng tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Quả bầu chứa 92% nước và 8% chất xơ cùng với lượng không đáng kể các hợp chất liên quan đến glucose và đường nên được coi là một thực phẩm lý tưởng cho bệnh nhân tiểu đường. Do đó, thêm bầu vào chế độ ăn uống hàng ngày giúp giảm lượng đường trong máu – rất nhiều nghiên cứu khác nhau đã chứng minh điều này. Cụ thể, trong các nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Công nghệ hóa học CSIR-Ấn Độ (IICT) vào năm 2012-13 đã tìm ra nước ép của 13 loại rau có tác dụng ức chế hoạt động của một loại enzyme liên quan đến sự phát triển của bệnh đái tháo đường tuýp 2 và béo phì. Người ta nhận thấy, sau củ cải thì quả bầu giúp điều chỉnh giảm hoặc ức chế hoạt động của enzyme - Protein-Tyrosine Phosphatase 1 beta có vai trò làm tăng sức đề kháng insulin và giảm độ nhạy insulin.
 
Những loại thức uống tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
Tiêu thụ sữa vào bữa sáng có thể giúp hạ đường huyết cả ngày. 
 

Nước ép cần tây

 
Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn thêm nước ép cần tây. Lượng vitamin K trong cần tây có tác dụng giảm viêm, tăng sự nhạy cảm của cơ thể với insulin, cải thiện sự chuyển hóa glucose trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, người có lượng vitamin K cao có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 thấp hơn so với những người khác. Đặc biệt, chất xơ trong cần tây còn giúp cải thiện quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể, tăng sự nhạy cảm của insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
 

Nước ép mướp đắng

 
Loại thức uống dinh dưỡng tiếp theo dành cho bệnh nhân tiểu đường chính là nước ép mướp đắng. Loại nước ép này ảnh hưởng đến khả năng dụng nạp glucose cũng như hàm lượng lipid, giảm mức đường niệu cũng như đường huyết trong cơ thể. Nếu cảm thấy nước ép mướp đắng khó uống, bạn có thể dùng trà xanh thay thế. Đây cũng là một trong những đồ uống tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trà xanh chứa ít carbohydrate và calo nhưng lại dồi dào chất chống oxy hóa. Tiêu thụ trà xanh thường xuyên giúp trung hòa các phản ứng viêm, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh mạch vành, giúp hạ huyết áp cơ thể và giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.

Đậu bắp

 
Cái tên cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong bảng danh sách chính là đậu bắp kết hợp với nước gừng. Đậu bắp vốn chứa nhiều vitamin và chất xơ giúp điều chỉnh lượng đường trong máu hiệu quả. Bên cạnh đó, gừng là một loại thảo mộc giàu polyphenol có thể ổn định đường huyết. Khi hai nguyên liệu này được kết hợp với nhau thành loại nước ép vô cùng bổ dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường. Chỉ cần chăm chỉ uống mỗi sáng một cốc trong vòng một tháng, người bệnh sẽ cảm nhận được ngay hiệu quả rõ rệt.
 
Thành phần của đậu bắp có nhiều chất xơ và vitamin có thể điều chỉnh lượng đường trong máu. Tương tự, gừng là một loại thảo mộc có chứa polyphenol cũng có khả năng giúp giảm lượng đường trong cơ thể. Kết hợp 2 loại nguyên liệu này làm nước ép và sử dụng đều đặn các buổi sáng trong vòng 1 tháng, bạn sẽ thấy được những kết quả rõ rệt. Cách làm nước ép gừng đậu bắp cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một bát con đậu bắp cắt nhỏ, 2 thìa nước ép gừng. Cho toàn bộ nguyên liệu vào máy xay và thêm một chút nước, xay đến khi hỗn hợp lỏng dần thì lọc lấy nước cốt để uống. 

[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2019/09/12/Công dụng của Nước Ép Bầu đối với cơ thể_12092019094310.mp4[/presscloud]
Công dụng của Nước Ép Bầu đối với cơ thể. Nguồn: Check Sức Khỏe
 
 
Thùy Nguyễn (t/h)
 
comment Bình luận