Việc làm mỗi ngày giúp ngăn axit uric cao, ngừa bệnh thận

Axit uric trong cơ thể gây ảnh hưởng đến thận, có hại cho sức khỏe. Do đó, để ngừa bệnh thận, kiểm soát axit uric cao, chúng ta cần duy trì một số thói quen.
16:49 | 19/01/2025

Bổ sung flavonoid

Thiếu flavonoid là yếu tố quan trọng trong việc hình thành urate.

Hàm lượng flavonoid trong cơ thể quá ít sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển hóa purine của axit uric.

Khi nồng độ axit uric quá cao sẽ lắng đọng ở các khớp, sụn, mô mềm và thận dưới dạng muối natri, gây sưng khớp, gút, thậm chí là suy thận.

Bổ sung flavonoid có nghĩa là bổ sung các chất ức chế sự hình thành urate, có thể giúp làm chậm quá trình hình thành urate và bảo vệ khớp, mô thận.

Trà xanh không chỉ giàu flavonoid mà còn chứa polyphenol có thể giúp hạ thấp nồng độ axit uric trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh gút.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tập thể dục nhiều hơn

Béo phì cũng sẽ làm tăng hàm lượng axit uric trong cơ thể ở một mức độ nhất định.

Vì vậy, giảm cân có thể đạt được mục đích kiểm soát axit uric trong cơ thể. Tuy nhiên, giảm cân là một quá trình lâu dài, bạn không nên vội vàng mà phải kết hợp với chế độ ăn uống.

Về chế độ ăn uống, bạn nên chọn những thực phẩm ít calo, ít chất béo và nhiều chất xơ. Hãy tập thêm các bài tập aerobic, chạy bộ, bơi lội, đạp xe,...

Không ngồi quá lâu

Những người ngồi hơn 8 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn 10% bởi vì ngồi lâu sẽ gây tích nước trong cơ thể, gây phù nề, dẫn đến máu lưu thông kém, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và đào thải axit uric trong cơ thể.

Khi quá trình bài tiết axit uric bị cản trở, nó sẽ tồn tại trong cơ thể khiến nồng độ axit uric tăng cao, gây ra bệnh gút và thậm chí là suy thận.

Theo Aboluowang

comment Bình luận