TP. HCM: Đến năm 2030, di dời, tái định cư 46.000 căn nhà trên/ven sông, kênh rạch
Tại buổi làm việc, lãnh đạo các quận, huyện sở ngành đã thảo luận về đề án “Di dời toàn bộ nhà trên và ven sông kênh rạch tại TP. HCM”. Theo đề án, Thành phố sẽ tập trung tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình nhà ở trên và ven sông, kênh, rạch trên địa bàn Thành phố. Đồng thời nghiên cứu, tìm ra các giải pháp, cơ chế, chính sách để thực hiện di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch. Tình trạng nhà ở trên và ven sông, kênh, rạch tại Thành phố hiện nay là một thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của Thành phố. Việc giải quyết tình trạng này không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Thành phố, mà còn tạo ra không gian đô thị thông thoáng, giảm thiểu nguy cơ thiên tai, đồng thời phát triển hạ tầng giao thông và môi trường sống đô thị.

Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh Lê Trần Kiên thông tin tình hình triển khai của quận tại buổi làm việc
Kết quả từ năm 1993 đến nay, Thành phố đã di dời, giải phóng mặt bằng 40.381 căn nhà trên và ven kênh rạch thuộc 4 tuyến kênh rạch chính và các chi lưu. Theo phương án bố trí vốn hiện nay, đến hết năm 2025, dự kiến sẽ thực hiện bồi thường, di dời được 5.717 căn/6.500 căn, đạt tỷ lệ 87,95% chỉ tiêu đề ra.
Trên địa bàn Thành phố hiện có 5 quận không có nhà trên và ven kênh rạch (quận 1, 3, 10, 11, Phú Nhuận) và 17 quận, huyện, TP. Thủ Đức có nhà trên và ven sông, kênh, rạch (quận 4, 5, 6, 7, 8, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ, TP. Thủ Đức) với tổng số khoảng 47.516 căn (đã di dời 1.400 căn).

Chủ tịch UBND quận Gò Vấp Nguyễn Trí Dũng phát biểu tại buổi làm việc
Hiện Thành phố còn 373 dự án/tuyến sông, kênh, rạch chưa triển khai thuộc 16 quận, huyện và TP. Thủ Đức (quận 4, 6, 7, 8, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ, TP. Thủ Đức) với tổng quy mô di dời là 42.144 căn và chiều dài toàn tuyến khoảng 500 km.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Bùi Xuân Cường cho rằng, các quận, huyện, TP. Thủ Đức cần nghiên cứu kỹ, góp ý đề án và bổ sung thêm các giải pháp như: Truyền thông để người dân hiểu và chia sẻ với Thành phố, giải pháp quản lý để làm sao không để tình trạng tái lấn chiếm kênh, rạch; chính sách đền bù và hỗ trợ cho người dân để ổn định cuộc sống.

Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Bùi Xuân Cường phát biểu tại buổi làm việc
Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Bùi Xuân Cường cũng đề nghị các quận, huyện phải tính toán để làm sao giá căn hộ tốt nhất cho người dân. Ngoài ra, dựa trên quy hoạch hiện có, các quận, huyện có thể đề xuất thêm phần quỹ đất mở rộng để khai thác.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo và tổ công tác nghiên cứu và góp ý dự thảo đề án, chậm nhất đến ngày 15/12/2024 gửi về Sở Xây dựng (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo đề án). Đến ngày 20/12/2024, hoàn thiện đề án để trình ký ban hành.

Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi phát biểu kết luận buổi làm việc
Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh: “Trên tinh thần rất khẩn trương không được chậm trễ, chúng ta phải xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và rất có ý nghĩa. Thành phố quyết tâm đến năm 2030, cơ bản phải di dời, tái định cư 46.000 căn nhà trên/ven sông, kênh rạch địa bàn Thành phố”.
Đối với việc chỉnh trang quỹ đất sau di dời, ngoài việc chỉnh trang về giao thông, thủy lợi, cảnh quan, Thành phố sẽ chọn một số địa điểm chỉnh trang kết hợp khai thác quỹ đất dựa trên cơ sở pháp lý hoặc điểm tựa pháp lý nhưng không lạm dụng để tạo nguồn vốn. Chủ tịch UBND quận, huyện, TP. Thủ Đức phải xác định các vị trí đất này dựa trên quy hoạch hoặc đã có định hướng quy hoạch. Đồng thời, các quận, huyện phải phân loại danh sách diện quy hoạch nằm trong ranh và chỉnh trang, từ đó có tiêu chí và phạm vi danh sách.
Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi giao Sở Quy hoạch Kiến trúc và Sở Tài nguyên và Môi trường làm việc với các quận, huyện về vị trí tái định cư, khai thác quỹ đất và rà soát quy hoạch để xem cần điều chỉnh hoặc bổ sung quy hoạch hay không. Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi yêu cầu Sở Xây dựng và Viện Nghiên cứu và Phát triển cần thuê đơn vị tư vấn để thực hiện các nhiệm vụ theo đúng tiến độ.
UBND TP. HCM

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
Ngày 27/3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ khoảng 1/10.000 ca, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả thai nhi và sản phụ.March 27 at 7:30 pm -
Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ
Tai biến mạch máu não (TBMMN - đột quỵ não - stroke) là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ trừ sang chấn sọ não. Thực tế, có thể định nghĩa TBMMN một cách đơn giản là các thiếu sót thần kinh cấp tính do nguồn gốc mạch máu.March 27 at 12:30 pm -
Cà Mau: Triển khai thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025.March 27 at 12:30 pm -
Long An: Xây dựng xã biên giới không ma túy
Thời gian qua, xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An triển khai mô hình xã biên giới không ma túy, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự (ANTT), đẩy lùi tệ nạn xã hội.March 26 at 12:56 pm