Tăng huyết áp – “kẻ giết người” thầm lặng

Trong các bệnh không lây nhiễm, tăng huyết áp tiến triển thầm lặng nhưng rất nguy hiểm là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác.
12:08 | 17/05/2024
Đông đảo người dân tham dự buổi Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Tăng huyết áp năm 2024 với chủ đề “Đo huyết áp đúng - Kiểm soát huyêt áp tốt - Sống khỏe”

Đông đảo người dân tham dự buổi Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Tăng huyết áp năm 2024 với chủ đề “Đo huyết áp đúng - Kiểm soát huyêt áp tốt - Sống khỏe”

Đó là thông tin mà BS.CK1 Nguyễn Ngọc Thuỳ Dương – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) chia sẻ tại buổi Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống Tăng huyết áp năm 2024 với chủ đề “Đo huyết áp đúng - Kiểm soát huyêt áp tốt - Sống khỏe”.

BS Thuỳ Dương cho biết, buổi Mít tinh là một trong những hoạt động quan trọng trong chuỗi những hoạt động truyền thông của chương trình phòng, chồng bệnh không lây nhiêm Thành phố. Mục đích chính của sự kiện nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tạo sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn thể người dân về phòng, chống tăng huyết áp.

BS.CK1 Nguyễn Ngọc Thuỳ Dương – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) chia sẻ tại buổi Mít tinh

BS.CK1 Nguyễn Ngọc Thuỳ Dương – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) chia sẻ tại buổi Mít tinh

Theo kết quả điều tra quốc gia các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm 2021 (STEPS) tại Việt Nam ước tính hiện có khoảng 20,2 triệu người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên mắc tăng huyết áp với tỷ lệ mắc 26,2% (cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc). Đặc biệt trong số 20,2 triệu người mắc tăng huyết áp tại cộng đồng thì có tới khoảng 60% chưa được phát hiện và gần 70% chưa được điều trị.

“Trong các bệnh không lây nhiễm, tăng huyết áp tiến triển thầm lặng nhưng rất nguy hiểm là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và các bệnh tim mạch khác”, BS Thuỳ Dương cảnh báo.

Theo BS Thuỳ Dương, đo kiểm tra huyết áp là cách đơn giản, duy nhất phát hiện sớm mắc tăng huyết áp. “Mọi người dân cần thường xuyên kiêm tra huyết áp thông qua các đợt khám sức khỏe đinh kỳ hoặc khám sức khỏe tại các cơ sở y tế”, BS Thuỳ Dương nhấn mạnh.

Đến với sự kiện, người dân được đo huyết áp và tư vấn sức khoẻ miễn phí

Đến với sự kiện, người dân được đo huyết áp và tư vấn sức khoẻ miễn phí

Tăng huyết áp có thể phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả, vì vậy người dân cần chú ý:

  • Đo huyết áp thường xuyên là biện pháp đơn giản nhất và quan trọng nhất để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp.
  • Hãy nhớ số đo huyết áp như nhớ số tuổi của mình.
  • Thực hiện giảm muối (
  • Đọc kỹ hàm lượng muối trên nhãn thực phẩm trước khi mua và sử dụng.
  • Tăng cường tiêu thụ các loại rau, củ, trái cây: các thực phẩm giàu chất xơ.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường, muối, chất béo bão hòa.
  • Tăng cường hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi để góp phần phòng, chống thừa cân béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh không lây nhiễm khác.

Tăng huyết áp là khi huyết áp của bạn thường xuyên ở trên mức bình thường. Một người được xác định là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên.

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng gì hoặc có triệu chứng mơ hồ như: choáng váng, nhức đầu; mất ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt; khó thở, đau tức ngực, hồi hộp; đỏ mặt, buồn nôn.

Biến chứng của tăng huyết áp nếu không được điều trị: Đột quỵ, tai biến mạch máu não; Suy tim, nhồi máu cơ tim; Suy thận; Giảm thị lực, mù loà; Tổn thương mạch máu.

Cao Ánh

comment Bình luận