“Sức khỏe tâm thần là quyền của mỗi người”
Ngày 10/10 hàng năm được WHO lấy làm Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới, với mục đích giáo dục, nâng cao nhận thức của các quốc gia về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần, kêu gọi mọi người cùng chung tay nâng cao sức khỏe tâm thần toàn cầu, đầu tư vào các dịch vụ phòng ngừa và điều trị các bệnh tâm thần.
Vẫn còn nhận thức sai lầm về rối loạn tâm thần
Theo thống kê của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), năm 2022 tỷ lệ mắc rối loạn tâm thần thường gặp tại Việt Nam là 14,9% dân số, nghĩa là có gần 15 triệu người. Tuy nhiên, đa số người dân cho rằng rối loạn tâm thần chỉ là tâm thần phân liệt (dân gian thường gọi là điên).
Thực tế, tỷ lệ tâm thần phân liệt là 0,47% dân số; trầm cảm, lo âu chiếm tỷ lệ cao, từ 5 - 6% dân số, còn lại là các rối loạn tâm thần khác như rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn tâm thần liên quan tới sử dụng rượu bia, ma túy và các chất gây nghiện khác,…
Ở trẻ em, các vấn đề sức khỏe tâm thần rơi vào khoảng 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Theo các nhà tâm lý, ai cũng có thể mắc rối loạn tâm thần, ít nhất là ở một giai đoạn, thời điểm nào đó trong cuộc đời.
Ngoài ra, từ nhận thức sai lầm đối với người mắc bệnh rối loạn tâm thần đã dẫn đến việc kỳ thị người bệnh, không chấp nhận các chẩn đoán rối loạn tâm thần, đưa đến sự chậm trễ trong quá trình chẩn đoán, điều trị.
Thiếu dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần
Kết quả khảo sát năm 2022 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho thấy, có 61,3% (398/649) bệnh viện huyện, trung tâm y tế quận huyện tổ chức khám chữa bệnh cho người bệnh tâm thần, nhưng chỉ có 9.1% (59/649) cơ sở tuyến quận, huyện tổ chức khám, chữa bệnh nội trú. Kết quả này cho thấy khoảng trống lớn về điều trị rối loạn tâm thần tại tuyến quận, huyện.
Mặt khác, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam chủ yếu là điều trị bằng thuốc, thiếu dịch vụ điều trị bằng tâm lý lâm sàng và tâm lý trị liệu. Năm 2022, cả nước có gần 15 triệu người rối loạn tâm thần, nhưng chỉ có 143 nhà tâm lý lâm sàng và tâm lý trị liệu. Hơn nữa, dịch vụ tâm lý lâm sàng chưa phải là dịch vụ chính thức được bảo hiểm y tế chi trả, do vậy các nhà tâm lý lâm sàng và tâm lý trị liệu chủ yếu được coi là kỹ thuật viên và làm các trắc nghiệm tâm lý, không phải dịch vụ tâm lý lâm sàng thực sự. Các dịch vụ phục hồi chức năng tâm thần cũng rất hạn chế. Không có dịch vụ sức khỏe tâm thần chính thức cho người dân bị tác động của thiên tai, thảm họa như lũ lụt, hạn hán và dịch bệnh (như đại dịch COVID-19).
Năm nay, WHO khuyến cáo tăng cường các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về những gì có thể thực hiện được để đảm bảo rằng những người có vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể tiếp tục sống với phẩm giá của họ. Thông qua các chính sách và pháp luật, đào tạo đội ngũ cán bộ y tế phải nhắc đến quyền con người, tôn trọng sự chấp thuận điều trị, bao gồm cả các quy trình thực hiện và thông tin công khai.
Hưởng ứng Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới 2023, bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 có công văn số 428/BVTTTW1-CĐT về việc triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Sức khỏe tâm thần Thế giới (10/10), đề nghị các đơn vị chuyên khoa tâm thần, trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh/thành phố và các đơn vị y tế bám sát các nội dung của WHO đưa ra và triển khai một số hoạt động như mít tinh kỉ niệm, hội nghị, hội thảo, các hoạt động truyền thông khác,…
Ngành y tế khuyến cáo cộng đồng xã hội và gia đình cần: Nâng cao nhận thức về bệnh tâm thần và tích cực tham gia vào việc chữa bệnh, phục hồi chức năng cho người bệnh; phục hồi chức năng tâm lý xã hội thông qua giao tiếp tạo điều kiện cho người bệnh vui chơi giải trí với mọi người; tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người bệnh tâm thần, không nên tranh luận với họ; giúp đỡ người bệnh tâm thần khi họ gặp khó khăn và tạo cho người bệnh có việc làm phù hợp với khả năng của họ; gia đình cần có thái độ xem người bệnh tâm thần như những thành viên khác trong gia đình, không phân biệt đối xử; cần chấp nhận những hành vi dị thường của người bệnh tâm thần, cần tỏ rõ tình thương đối với người bệnh; cần kiên trì giúp đỡ người bệnh tâm thần để họ không bi quan chán nản. Không nên cưỡng ép, giận dữ, nên dịu dàng hướng dẫn người bệnh tâm thần trong giao tiếp, ứng xử cũng như trong hướng dẫn thực hiện công việc hàng ngày.
Lan Đinh
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Gia Lai phát động tháng hành động vì bình đẳng giới
Vừa qua, tại TP. Pleiku, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Gia Lai phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.November 21 at 8:52 am -
400 triệu đồng gây quỹ hỗ trợ sinh viên tại giải golf Trường Đại học Luật TP.HCM
Ngày 19/11, giải golf mở rộng lần I năm 2024 của Trường Đại học Luật TP.HCM diễn ra nhằm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Sự kiện quy tụ 144 golfer, bao gồm các cựu giảng viên, cựu sinh viên và doanh nhân từ nhiều lĩnh vực khác nhau.November 20 at 1:03 pm -
Ninh Thuận: Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
Sáng 18/11, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức lễ phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, ông Trịnh Minh Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì lễ phát động.November 19 at 4:05 pm -
Bình Thuận: Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Sáng 18/11, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận tổ chức lễ phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.November 19 at 8:38 am