Quy định mới về cấp phát thuốc methadone cho bệnh nhân nội trú
Người bệnh đang điều trị methadone
Khi điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) có trách nhiệm thông báo cho cơ sở KCB nơi người bệnh đang điều trị nội trú và cơ sở điều trị thay thế về tình hình điều trị methadone và tình trạng bệnh tật của mình.
Người bệnh làm phiếu đề nghị cấp thuốc methadone do đang điều trị nội trú tại cơ sở KCB theo phụ lục mẫu số 04. Phiếu đề nghị phải có xác nhận của cơ sở KCB nơi người bệnh điều trị nội trú. Người đại diện của người bệnh nộp Phiếu đề nghị cấp thuốc methadone cho cơ sở điều trị thay thế.
Trách nhiệm của cơ sở điều trị thay thế
Kê đơn thuốc methadone cho người bệnh và hướng dẫn cho người đại diện của người bệnh về cách vận chuyển, bảo quản thuốc methadone, viết cam kết vận chuyển, bảo quản và bàn giao thuốc methadone theo phụ lục mẫu số 05. Cam kết vận chuyển, bảo quản và bàn giao thuốc methadone được lập thành 2 bán: 1 bản lưu tại cơ sở điều trị thay thế và 1 bản giao cho người đại diện của người bệnh.
Trách nhiệm của nhân viên cấp phát thuốc của cơ sở điều trị thay thế hoặc cơ sở cấp phát thuốc
Chuẩn bị đủ số lượng lọ đựng thuốc, điền đầy đủ thông tin và dán nhãn phụ lên lọ đựng thuốc. Mẫu nhãn phụ thuốc methadone cấp ngoại trú được lập theo phụ lục mẫu số 06. Cấp đủ số lượng thuốc methadone cho người đại diện của người bệnh mang về sử dụng theo chỉ định. Kiểm tra độ kín của từng lọ thuốc để đảm bảo thuốc không bị đổ hay rò rỉ khi dốc ngược lọ thuốc trước khi giao cho đại diện của người bệnh mang về.

Ảnh minh họa
Trách nhiệm của người đại diện của người bệnh
Kiểm tra, đối chiếu số lượng thuốc methadone được kê trong đơn thuốc methadone và số lượng thuốc methadone nhận thực tế, xác nhận vào Phiếu theo dõi điều trị bằng thuốc methadone theo phụ lục mẫu số 03.
Mang đầy đủ các giấy tờ tùy thân hợp lệ; đơn thuốc methadone và cam kết vận chuyển, bảo quản và bàn giao thuốc methadone khi mang thuốc methadone ra khỏi cơ sở điều trị thay thế hoặc cơ sở cấp phát thuốc.
Bàn giao thuốc methadone cho người được cơ sở KCB giao nhiệm vụ tiếp nhận thuốc methadone. Khi tiến hành bàn giao thuốc methadone, người đại diện của người bệnh và nhân viên của cơ sở KCB phải lập biên bản bàn giao thuốc methadone theo phụ lục mẫu số 07.
Hoàn trả lại các vỏ lọ thuốc methadone đã qua sử dụng cho cơ sở điều trị thay thế hoặc cơ sở cấp phát thuốc khi đến nhận thuốc methadone ở lần tiếp theo và sau khi kết thúc đợt điều trị. Trả lại số thuốc methadone chưa sử dụng hết của người bệnh cho cơ sở điều trị thay thế hoặc cơ sở cấp phát thuốc.
Trách nhiệm của cơ sở KCB
Phân công người tiếp nhận thuốc methadone từ người đại diện của người bệnh. Thực hiện việc bảo quản, cấp phát thuốc methadone cho người bệnh và giám sát việc uống thuốc methadone hằng ngày theo quy định.
Khi hết thuốc methadone mà người bệnh cần tiếp tục điều trị nội trú, cơ sở KCB tiếp tục xác nhận vào phiếu đề nghị cấp thuốc methadone do đang điều trị nội trú tại cơ sở KCB theo phụ lục mẫu số 04.
Trường hợp người bệnh kết thúc quá trình điều trị tại cơ sở KCB mà chưa sử dụng hết thuốc methadone, người được phân công tiếp nhận thuốc methadone của cơ sở KCB có trách nhiệm bàn giao số thuốc methadone chưa sử dụng cho người đại diện của người bệnh để bàn giao lại cho cơ sở điều trị thay thế hoặc cơ sở cấp phát thuốc theo phụ lục mẫu số 07.
Trách nhiệm của người bệnh
Uống hết thuốc methadone trước mặt cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị. Bảo quản vỏ lọ thuốc methadone đã sử dụng để trả lại cho cơ sở điều trị thay thế hoặc cơ sở cấp phát thuốc.
Sau khi người bệnh kết thúc quá trình điều trị tại cơ sở KCB, người bệnh tiếp tục điều trị theo quy định tại Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế và các hướng dẫn điều trị do Bộ Y tế ban hành.
Thông tư số 14/2015/TT-BYT ngày 25/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quản lý thuốc methadone và khoản 9 Điều 1 Thông tư số 29/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư 26/2023/TT-BYT có hiệu lực thi hành.
Thanh Bình

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
Ngày 27/3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ khoảng 1/10.000 ca, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả thai nhi và sản phụ.March 27 at 7:30 pm -
Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ
Tai biến mạch máu não (TBMMN - đột quỵ não - stroke) là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ trừ sang chấn sọ não. Thực tế, có thể định nghĩa TBMMN một cách đơn giản là các thiếu sót thần kinh cấp tính do nguồn gốc mạch máu.March 27 at 12:30 pm -
Cà Mau: Triển khai thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025.March 27 at 12:30 pm -
Long An: Xây dựng xã biên giới không ma túy
Thời gian qua, xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An triển khai mô hình xã biên giới không ma túy, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự (ANTT), đẩy lùi tệ nạn xã hội.March 26 at 12:56 pm