Quảng Ngãi: Đánh giá chương trình giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tổng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2024 hơn 1.000 tỷ đồng, đến tháng 10/2024 đã giải ngân được trên 627 tỷ đồng, đạt 62,67% tổng nguồn vốn.
Riêng trong năm 2024, tổng nguồn vốn được phân bổ là hơn 400 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư hơn 155 tỷ đồng, vốn sự nghiệp gần 245 tỷ đồng. Đến tháng 10/2024, đã giải ngân được hơn 122,4 tỷ đồng, đạt khoảng 31% kế hoạch vốn.
Theo đánh giá của các sở, ngành và các địa phương, trong quá trình triển khai thực hiện vốn đầu tư thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 phát sinh nhu cầu điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư trung hạn, đã làm ảnh hưởng chung đến tiến độ thực hiện và tiến độ giải ngân kế hoạch vốn toàn bộ chương trình.
Đối với chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, tổng vốn đã phân bổ để thực hiện giai đoạn 2021 - 2024 là hơn 1.798 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư công là 881,4 tỷ đồng và vốn sự nghiệp hơn 917,5 tỷ đồng.
Theo Ban Dân tộc tỉnh, qua thực hiện chương trình, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2022 giảm 5,37%, năm 2023 giảm 6,01%, năm 2024 dự kiến giảm 07%, vượt mục tiêu kế hoạch được cấp thẩm quyền giao. Đến nay, có 8 xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới. Dự kiến đến hết năm 2025 có 13 xã khu vực II, khu vực III vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đạt chuẩn nông thôn mới.
Tuy nhiên, theo đánh giá, kết quả giải ngân vốn thực hiện giai đoạn 2021 – 2024 còn thấp, chỉ đạt hơn 51%, trong đó giải ngân vốn đầu tư công đạt 78,8%; giải ngân vốn sự nghiệp chỉ đạt 24,9%. Tiến độ thực hiện một số dự án, tiểu dự án, nội dung của chương trình chậm. Có một số nội dung, tiểu dự án, dự án vẫn còn lúng túng trong việc áp dụng các quy định, hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương, dẫn đến triển khai chậm và tỷ lệ giải ngân thấp.
Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Võ Phiên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị các cơ quan chủ trì 2 chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục phối hợp với các sở, ban ngành liên quan và các địa phương tiếp tục rà soát, đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kịp thời báo cáo và tham mưu UBND tỉnh các giải pháp để khắc phục khó khăn, vướng mắc và kiến nghị trung ương trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành, địa phương cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, đồng thời tăng cường công tác phối hợp để thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới.
Lam Uyên
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đà Nẵng: Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia
Vừa qua, UBND TP. Đà Nẵng ban hành Kế hoạch số 248/KH-UBND triển khai Quyết định số 1169/QĐ-TTg ngày 11/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án truyền thông phòng, chống tác hại của rượu, bia đến nãm 2030 trên địa bàn TP. Đà Nẵng.December 16 at 9:01 am -
Cần Thơ: Tập huấn nâng cao sức khỏe người cao tuổi cho tổ tình nguyện viên
Vừa qua, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) TP. Cần Thơ phối hợp với Trung tâm Y tế quận Ninh Kiều tổ chức lớp tập huấn nâng cao sức khỏe người cao tuổi cho tình nguyện viên mới của các tổ tình nguyện viên tư vấn và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.December 15 at 9:01 am -
Hội thảo “Hướng dẫn nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người lao động”
Trong 2 ngày 11/12 và 12/12, Viện Dinh dưỡng đã tổ chức hội thảo “Hướng dẫn nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người lao động” tại TP. HCM, Tham dự Hội thảo có PGS.TS. Trương Tuyết Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, cùng đại diện 3 Viện khu vực, 32 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật khu vực miền Trung - Tây Nguyên và nhiều chuyên gia uy tín trong lĩnh vực dinh dưỡng.December 14 at 12:37 pm -
Gia Lai: Xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi tỉnh Gia Lai chú trọng xây dựng các cơ sở an toàn dịch bệnh nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế.December 14 at 10:20 am