Những khó khăn trong triển khai thực hiện hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử tại Đắk Nông
Theo kết quả giám sát, hỗ trợ triển khai hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử đợt 1 năm 2023 của trung tâm kiểm soát bệnh tật tại 5 huyện Đắk Song, Đắk Mil, Krông Nô, Cư Jút, Đắk R’lấp, hiện 100% trạm y tế xã, thị trấn đã nghiêm túc triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như tuyên truyền trên hệ thống phát thanh của địa phương, tư vấn trực tiếp cho người dân đến khám tại trạm y tế, tổ chức các buổi sinh hoạt của thôn; lồng ghép công tác tải app cho người dân với các chương trình sàng lọc tăng huyết áp, đái tháo đường, lao, ung thư,…
Có 4/5 huyện đạt tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe trên 90% gồm: Đắk Song: 98,47%, Đắk Mil: 98,03%, Krông Nô: 95,01%, Cư Jut: 94,64%, chỉ riêng huyện Đắk R’lấp đạt 87,92%. Việc quản lý, tạo lập hồ sơ sức khỏe cho người dân thông qua bệnh nhân tới khám hàng ngày tại trạm y tế, trung tâm y tế và bệnh nhân tham gia khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám, chữa bệnh khác.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong việc triển khai hệ thống quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử hiện nay là công tác cập nhật thông tin tại một số xã chưa được thực hiện thường xuyên, chưa cập nhật đầy đủ các phần thông tin khám chữa bệnh chuẩn theo quyết định số 831/QĐ-BYT vào hệ thống hồ sơ quản lý. Nguyên nhân do số lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại trạm y tế không cao ảnh hưởng đến tiến độ lấp đầy các phần thông tin của hồ sơ sức khỏe. Bên cạnh đó việc đồng bộ và liên thông dữ liệu trên các phần mềm tiêm chủng chưa được đổ về hồ sơ sức khỏe điện tử, các trạm y tế phải thực hiện nhập liệu thủ công, gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện.
Việc triển khai thực hiện đánh giá chỉ tiêu tỷ lệ người dân có sổ khám chữa bệnh điện tử theo hướng dẫn của Bộ Y tế còn gặp nhiều khó khăn do tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh thấp, một lúc cài đặt quá nhiều app trên điện thoại, người dân không thành thạo các thao tác cài đặt qua nhiều bước hoặc sử dụng, do đó họ thấy không cần thiết và không cài đặt app….
Về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hiện nay, tại các đơn vị đã xuống cấp, chưa có máy tính riêng dùng cho công tác nhập hồ sơ và quản lý hồ sơ sức khỏe cho người dân. Tại tuyến cơ sở, người dân chủ yếu làm nông nghiệp, tỷ lệ người dân khám chữa bệnh thấp, đa phần người đến khám tại trạm y tế là người cao tuổi, không thành thạo công nghệ thông tin, phần lớn sử dụng điện thoại trắng đen nên không thể cấp tài khoản và tải app trên điện thoại. Các trạm y tế đang sử dụng 4 phần mềm trong công tác quản lý y tế với 4 nhà cung cấp khác nhau (phần mềm quản lý khám chữa bệnh và báo cáo, quyết toán BHYT; phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm; phân mềm tai nạn thương tích, và phần mềm tiêm chủng mở rộng, phần mềm báo cáo thống kê bệnh không lây nhiễm) khó khăn trong hỗ trợ kỹ thuật bảo trì bảo dưỡng.
Ngoài ra, một số xã có sự biến động lớn về nhân khẩu và hộ khẩu nên việc theo dõi và quản lý dữ liệu còn gặp nhiều khó khăn. Trên phần mềm vẫn còn danh sách địa danh cũ (thôn/bon), chưa cập nhật mới nên khó khăn trong công tác chỉnh sửa thêm hoặc bớt số lượng soát dân số biến động, như chuyển nơi khác sinh sống, người đã chết, trẻ mới sinh ra,… theo thực tế hiện tại. Chính vì vậy, việc dữ liệu phần mềm liên thông, đồng bộ đưa về một phần mềm quản lý là thực sự cần thiết. Công tác truyền thông còn chưa được nghiên cứu cụ thể để đẩy mạnh và còn nhiều hạn chế trong tiếp cận, triển khai. Công tác phối hợp điều tra, thu thập thông tin cần sự phối hợp nhiều nhân lực và công tác tuyền thông phải được quan tâm thực hiện đúng mức.
Hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân cập nhật số liệu dân số chưa được đầy đủ chính xác, có sự chênh lệch giữa dân số trên phần mềm so với dân số quản lý thực tế tại trạm y tế. Để khắc phục tình trạng này, nên sử dụng cập nhật dân số theo phần mềm của Bộ Công an.
Hiện VNPT đã có ứng dụng Vncare tích hợp cả tính năng khám chữa bệnh từ xa, đặt lịch hẹn khám online, tư vấn online và dữ liệu hồ sơ sơ sức khỏe cá nhân từ hệ thống VNPT health, để triển khai nhiệm vụ chăm sóc, khám chữa bệnh từ xa và hệ thống hồ sơ sức khỏe đạt được hiệu quả cao nhất. Trung tâm kiểm soát bệnh tật kiến nghị Sở Y tế xem xét ban hành văn bản thống nhất, triển khai hệ thống Vncare thay cho ứng dụng VNPT Health hiện tại để đạt chỉ tiêu theo chương trình nông thôn mới, nâng cao việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và khám chữa bệnh từ xa.
Ngọc Vân
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cà Mau: Tập huấn tư vấn cai nghiện thuốc lá tại cộng đồng
Nhằm thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời tổ chức lớp tập huấn tư vấn cai thuốc lá cho 40 học viên là cộng tác viên, y tế khóm/ấp tại cộng đồng.November 22 at 4:25 pm -
Đà Nẵng: Tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho y tế thôn bản
Từ ngày 19/11 đến 21/11, tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho đội ngũ nhân viên y tế thôn bản của 11 xã trên địa bàn huyện Hoà Vang.November 22 at 4:25 pm -
Gia Lai phát động tháng hành động vì bình đẳng giới
Vừa qua, tại TP. Pleiku, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Gia Lai phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.November 21 at 8:52 am -
400 triệu đồng gây quỹ hỗ trợ sinh viên tại giải golf Trường Đại học Luật TP.HCM
Ngày 19/11, giải golf mở rộng lần I năm 2024 của Trường Đại học Luật TP.HCM diễn ra nhằm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Sự kiện quy tụ 144 golfer, bao gồm các cựu giảng viên, cựu sinh viên và doanh nhân từ nhiều lĩnh vực khác nhau.November 20 at 1:03 pm