9 triệu chứng \'tố cáo\' bạn đã bị tiểu đường, không muốn bệnh nặng hãy đi khám ngay

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường đang có xu hướng trẻ hóa và diễn tiến khôn lường. Vì vậy nhận diện sớm các triệu chứng ban đầu sẽ giúp bạn chữa trị kịp thời.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh ảnh hưởng đến khả năng sản xuất hoặc đáp ứng insulin của cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu cao. Căn bệnh này có 3 loại: Tiểu đường loại 1, tiểu đường loại hai và tiểu đường thai kỳ.

Dưới đây, báo SKCĐ sẽ chỉ ra một số triệu chứng căn bản của bệnh tiểu đường, giúp quý độc giả nhận biết để kịp thời ngăn ngừa cũng như điều trị.
 

9 triệu chứng tố cáo bệnh tiểu đường

 

Hầu hết, triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đướng là mức glucose - một loại đường trong máu cao bấy thường. Các triệu chứng đầu tiên khi bị bệnh có thể tinh vi tới nỗi, một số người không nhận ra và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác.

Thường xuyên khát nước và đi tiểu liên tục

 

Thường xuyên khát nước (tăng khát - polydipsia) và đi tiểu thường xuyên (polyuria) là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Khi bạn mắc bệnh tiểu đường, thận của bạn không thể hấp thụ được lượng đường dư thừa.

Lượng đường khi này tích tụ vào trong nước tiểu làm cho các mô bị mất nước. Điều này khiến cho bạn đi tiểu nhiều hơn và khiến bạn cảm thấy mất nước nên thường xuyên khát nước. Càng khát càng uống nhiều nước và dẫn đến tiểu tiện nhiều hơn.
 
Ở người bình thường có thể sẽ đi tiểu 4-10 lần trong ngày và trung bình là 6-7 lần, không thay đổi. Tuy nhiên, nếu bạn đi tiểu nhiều hơn thế và thường cảm thấy khát nước, chứng tỏ bạn có dấu hiệu của bệnh tiểu đường. 

Cảm giác đói quá mức

 

Sự đói quá mức cùng với hay khát nước, đi tiểu nhiều là 3 triệu chứng chính của bệnh tiểu đường.
Khi cơ thể của bạn không sản xuất được hay không đáp ứng được insulin theo cách bình thường thì sẽ không thể chuyển đổi thực phẩm thành glucose để tạo ra năng lượng cho các tế bào. Do đó, dù bạn đã ăn uống đầy đủ nhưng vẫn còn cảm giác đói. Việc ăn và nhất là ăn nhiều cơm sẽ khiến cho lượng đường trong máu bạn cao hơn. 
 

Luôn cảm giác mệt mỏi

 

Luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường
 
Triệu chứng thường xuyên mệt mỏi, uể oải cũng đang tố cáo bệnh tiểu đường xảy đến với bạn. Khi mắc bệnh tiểu đường, bạn cảm thấy mệt và buồn ngủ cùng với nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đói, chính là tế bào cơ thể không có đủ glucose để tạo thành năng lượng.
 

Mờ mắt

 

Khi đột nhiên cảm thấy mờ mắt mà không phải dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nào về mắt, rất có thể đây là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường. Chứng này xảy ra do sự dịch chuyển chất lỏng, làm cho tròng mắt cùa bạn sưng lên và thay đổi hình dạng, khiến mọi thứ bạn trông thấy bị mờ đi.
 

Sụt cân đột ngột

 

Việc sụt giảm cân nặng có nghĩa là bạn mất rất nhiều trọng lượng trong khi bạn không tháy đổi chế độ kiêng khem hay tập thể dục. Vì cơ thể bạn không thể sử dụng glucose như một nguồn năng lượng khi bạn mắc bệnh tiểu đường, nên nó sẽ bắt đầu đốt chất béo và cơ để lấy năng lượng, từ đó làm cho cân nặng giảm đi.

Ngứa da

 

Khi lượng đường dư thừa được bài tiết vào nước tiểu, nó sẽ lấy theo chất lỏng từ các mô lhasc của bạn, kể cả da. Da khô khiến bạn gặp ngứa ngáy, thêm những vết xước khô có thể dẫn đến nứt trên da và thậm chí gây ra nhiều bệnh. Ngứa do cũng có thể xuất hiện do tình trạng nhiễm nấm men, thường hay gặp ở người bị bệnh tiểu đường. 
 

Vết thương lâu lành

 

Nhiều trường hợp người bị bệnh tiểu đường có triệu chứng loét bàn chân, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Khi bị đứt tay hay có vết thương nào đó mà lâu lành thì rất có thể bạn đang phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh tiểu đường và đây là dấu hiệu cảnh báo.
 
 
Lượng đường trong máu không chỉ làm tăng chứng viêm trong các vết cắt và vết loét mà còn dẫn đến sự tuần hoàn máu kém, làm máu khó di chuyển đến và sửa chữa những vùng da bị tổn thương. Nếu bạn phát hiện các vết thương của mình mất rất nhiều thời gian để hồi phục hơn so với trước thì hãy tìm hiểu thông tin từ bác sĩ. 

Da sạm đi với những vùng da tối màu

 

 Vùng da sau gáy, dưới nách bị sạm, nám
 
Da bị tối màu là tình trạng của không ít người nhưng nó là triệu chứng chung của người bị tiểu đường. Khi đó, những vùng da như trên cổ, gáy, nách, háng, bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và ngón tay sẽ bị sạm và xỉn màu hơn các vùng da khác trên cơ thể.

Cảm giác tê hoặc đau nhói ở tay chân

 

Do đường trong máu cao khiến cho tình trạng lưu thông máu kém, dẫn đến tổn thương thần kinh. Triệu chứng tê, ngứa ran hay đau ở bàn tay hay bàn chân hoặc ngón tay, ngón chân cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Cách để phòng ngừa bệnh tiểu đường

 

Tăng cường rèn luyện thân thể, tập thể dục đều đặn

 

Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết, phòng ngừa bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, hoạt động thân thể sẽ còn giúp bạn giảm cân, kiểm soát cân  nặng. 

Hạn chế chất béo chuyển hóa

 

Theo Doctor NDTV, đây là thành phần góp phần tăng nguy cơ tim mạch và tiểu đường type 2. Chất béo chuyển hóa được tạo ra bằng cách hydro hóa dầu thực vật, biến dầu dạng lỏng thành dạng rắn có thể bảo quản lâu hơn và hương vị thơm ngon hơn.
 
 
Ngoài ra, bơ thực vật là một chất béo điển hình cũng với thực phẩm chiên, rán quá kỹ, các loại bánh qui, bánh nướng, bánh ngọt, khoai tây chiên, thức ăn nhanh đều chứa chất béo chuyển hóa.

Kiêng ăn nhiều gạo trắng, ngũ cốc khô

 

Bởi những thực phẩm này chứa nhiều carbohydrate tinh chế. Những thực phẩm chế biến và chiên cũng không lành mạnh với chất béo và carbohydrate làm suy yếu sức khỏe. Bạn có thể ăn các loại carbohydrate lành mạnh như các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt.

Bổ sung nhiều chất xơ

 

 
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau quả, trái cây,... có thể làm tăng khả năng hấp thụ insulin của cơ thể tốt hơn, do đó ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ

 

 

Theo một nghiên cứu cho thấy, người ăn thịt đỏ thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khoảng 29% so với những người ít ăn. Một nghiên cứu đã tìm thấy rằng những người ăn thịt đỏ thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khoảng 29% so với những người ít ăn.


Thiền


Khoa học chứng nh, thiền sẽ giảm nguy cơ mắc bênh tiểu đường đáng kể. Vì thế, hãy thiền ít nhất 1 lần/tuần!

[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2020/02/28/Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường - VTC_28022020144109.mp4[/presscloud]

Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường - VTC1

 

Xem thêm:  10 cảm giác bất thường của cơ thể cảnh báo bạn đang mắc bệnh nguy hiểm


Minh Tú (t/h)