Mới bấm lỗ tai cần kiêng ăn gì?

Sau khi bấm lỗ tai nên ăn gì và kiêng ăn gì là điều không phải ai cũng biết. Nếu còn đang thắc mắc, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Những thực phẩm cần tránh

 
Bấm lỗ tai kiêng ăn rau muống nhằm tránh để lại sẹo lồi

Rau muống được ví như một bài thuốc giải độc có tính mát, có tác dụng sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu. Nhưng bài thuốc dân gian này cũng có những tác dụng phụ mà người dùng cần lưu ý “đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng trước khi dùng” đó là làm đầy vết thương một cách thái quá khiến da dễ bị sẹo lồi. Vì vậy, để tránh sẹo lồi khi da bị tổn thương cần tránh sử dụng loại thực phẩm này.

Bấm lỗ tai kiêng ăn đồ nếp, thịt gà

Đồ nếp và thịt gà đều có tính nóng nên dễ gây ra hiện tượng sưng và mưng mủ vết thương. Những vết mưng mủ đó khiến da lâu lành, dễ viêm nhiễm và hình thành sẹo xấu trên da. Vì vậy, khi da có vết thương, tốt nhất nên tránh những món ăn được chế biến từ các loại thực phẩm này.
 
Những đồ ăn như xôi , thịt gà dễ gây mưng mủ

Trứng

Trứng là thực phẩm giàu protein và canxi, sử dụng trứng trước khi vết bấm lành hẳn thường gây hiện tượng màu da có màu khác với màu da xung quanh. Do vậy, tốt nhất không nên ăn trứng trước khi vết thương lành hẳn.

Bấm lỗ tai kiêng ăn thịt bò

Trong thịt bò có chứa nhiều đạm giúp nhanh lành vết thương, nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì thịt bò có thể làm cho vết thương để lại sẹo thâm sau khi lành. Do đó, nên kiêng thịt bò trong thời gian này.
 
Bấm lỗ tai kiêng ăn hải sản
 
Hải sản cũng giàu đạm giúp nhanh lành vết thương, nhưng lại hay gây dị ứng. Do vậy, sau khi bấm, xỏ lổ tai cần tránh ăn hải sản gây dị ứng, ngứa ngáy, có thể mưng mủ, khó lành.
 
Hải sản trong giai đoạn này cũng này cũng nên tránh
 
Bên cạnh những thực phẩm cần tránh, bạn nên bổ sung những loại thức ăn này để lỗ bấm nhanh phục hồi hơn:
 
Cá hồi: Cá hồi rất giàu acid béo omega-3, giúp chống viêm, giảm sưng tấy và giảm đau cho cơ thể và giúp lỗ bấm mau lành.

Lựu: Lựu rất giàu vitan A và C, đồng thời chúng cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa khác. Ăn lựu sau khi bấm lỗ tai sẽ giúp giảm viêm nhiễm tự nhiên và rút ngắn thời gian lành.

Bổ sung trái cây rất tốt cho quá trình phục hồi
 
Cam: Cam là loại trái cây rất giàu vitan C - dưỡng chất quan trọng nhất cần bổ sung cho quá trình phục hồi các vết thương hở. Bổ sung vitan C sau khi bấm lỗ tai sẽ giúp thúc đẩy cơ thể sản sinh các protein để hồi phục.

Độ tuổi bấm lỗ tai ở trẻ nhỏ

 
Trẻ sơ sinh: Ở các bệnh viện sản khoa, các nữ hộ sinh thường xỏ lỗ tai cho bé 1-2 ngày tuổi. Lý do là các bé nhỏ ít la hét, ít vùng vẫy nên dễ xỏ và… dễ quên nỗi đau khi bị xỏ lỗ tai. Tuy nhiên, trường hợp nào thì bố mẹ không nên xỏ lỗ tai cho trẻ sơ sinh? Nếu con bạn sinh ra phải dùng kháng sinh do bệnh lý nhiễm trùng hoặc có các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim bẩm sinh chẳng hạn thì các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo bạn không nên xỏ lỗ tai cho bé trong thời điểm này.

Trẻ nhỏ: Tốc độ lành vết thương của trẻ khá nhanh. Các bác sĩ nhi khoa cho rằng khi trẻ > 7 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để xỏ lỗ tai. Tuy nhiên, vấn đề lớn là bạn phải cân nhắc liệu con bạn có đủ khả năng kiềm chế việc phản ứng khi cơn đau tới do xỏ lỗ tai hay không?

Trẻ lớn hơn 11 tuổi hay người lớn: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trường Y Khoa Georgia thì tỷ lệ bị sẹo lồi sau khi xỏ lỗ tai sẽ lớn hơn ở các lứa tuổi khác. 
 

[presscloud]https://media.baosuckhoecongdong.vn/mediav2/upload/video/2019/08/03/XỎ LỖ TAI CHĂM SÓC THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH NHIỄM TRÙNG_03082019175326.mp4[/presscloud]
Cách xỏ lỗ tai như thế nào để không bị nhiễm trùng- Bệnh viện Da liễu TP.HCM

Xem thêm: Bấm lỗ tai có phải kiêng ăn rau muống không?
 
Minh Tú (t/h)