Na’li NMN Collagen: “Hô biến” thực phẩm chức năng thành thần dược sinh lý?
Các sản phẩm Na’li NMN Collagen do Công ty Cổ phần Tập đoàn Yến Na phân phối đang được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội với các cụm từ như "trẻ hóa từng tế bào", "giảm khô hạn", "tăng ham muốn", "cải thiện nội tiết tố nữ", "đảo ngược lão hóa". Những nội dung này tác động mạnh đối tượng là các phụ nữ trung niên - nhóm người dễ bị ảnh hưởng bởi những lời hứa về trẻ hóa sinh lý mà không hề quan tâm đến bản chất của sản phẩm chỉ là thực phẩm bổ sung, không được phép thể hiện công dụng điều trị, thay đổi đặc tính sinh lý như thuốc.

Sản phẩm đang được "thổi phồng" công dụng
Theo Điều 27 Luật Quảng cáo năm 2012 và khoản 3 Điều 7 Thông tư 09/2015/TT-BYT, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không được quảng cáo gây hiểu nhầm là thuốc chữa bệnh, không sử dụng từ ngữ tuyệt đối như "trị khỏi", "thay đổi nội tiết", "trẻ hóa vùng kín". Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP, hành vi quảng cáo sai bản chất, gây nhầm lẫn thực phẩm thành thuốc có thể bị xử phạt từ 30 triệu đồng. Trường hợp nếu quảng cáo có yếu tố lừa dối người tiêu dùng, cung cấp thông tin không đúng sự thật, doanh nghiệp còn có thể bị xử lý theo khoản 5 Điều 51 Nghị định 38/2021/NĐ-CP với mức phạt bổ sung gồm: Tháo gỡ quảng cáo sai phạm, cải chính công khai, thu hồi sản phẩm và đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với hành vi vi phạm nhiều lần hoặc có tính chất nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Sản phẩm được quảng bá công khai trên nhiều nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, Shopee, Zalo OA, sử dụng hình ảnh người nổi tiếng như Loan Trần (KOL nổi tiếng với hàng triệu theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội) với trang phục gợi cảm, tạo hình bác sĩ giả danh để tăng độ tin tưởng. Đây là hành vi sử dụng nhân vật có ảnh hưởng trên mạng xã hội, người nổi tiếng (KOL) để quảng cáo mà không có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, vi phạm Điều 20 Luật Quảng cáo năm 2012.

KOL Loan Trần quảng cáo sản phẩm
Theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 38/2021/NĐ-CP, cá nhân (ở đây là KOL Loan Trần – người trực tiếp tham gia quảng bá sản phẩm) với nội dung gây hiểu nhầm là thuốc, căn cứ có thể bị xử phạt tới 50 triệu đồng, kèm hình phạt bổ sung là công khai cải chính thông tin sai sự thật và bị cấm tham gia quảng cáo sản phẩm trong thời hạn nhất định nếu tái phạm.
Cùng với đó, việc sản phẩm không công khai giấy công bố, không có kiểm nghiệm độc lập, không có nghiên cứu lâm sàng chứng minh công dụng nhưng lại cam kết hiệu quả nội tiết tố, trẻ hóa vùng kín là hành vi có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi người sử dụng. Theo Điều 197 Bộ luật Hình sự, nếu xác định doanh nghiệp cố tình cung cấp thông tin sai lệch gây hậu quả lớn, có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả là thực phẩm.
Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng kiến nghị Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế, Cục Quản lý thị trường, phối hợp kiểm tra toàn diện các nội dung quảng cáo liên quan đến sản phẩm Na’li NMN Collagen và xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có) theo quy định pháp luật hiện hành. Đồng thời, cần tăng cường kiểm soát hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng trên mạng xã hội để bảo vệ người tiêu dùng khỏi các thông tin gian dối và sai lệch.
Có thể thấy, việc gắn mác thực phẩm bổ sung nhưng được quảng cáo như thuốc điều trị nội tiết thời gian qua cần được các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm vào cuộc để kiểm tra, giám sát. Người tiêu dùng cần thận trọng, tránh tin vào những quảng cáo cam kết hiệu quả vượt mức, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến sinh lý và sức khỏe nội tiết.
Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc các vấn đề liên quan đến sản phẩm Na’li NMN Collagen, đặc biệt là nguồn gốc sản phẩm, quá trình phân phối và sự tuân thủ pháp luật của các bên liên quan. Chúng tôi mong muốn góp phần xây dựng một môi trường tiêu dùng an toàn, minh bạch và vì sức khỏe cộng đồng.
PV

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Sử dụng điện hiệu quả và an toàn trong mùa nắng nóng
Nhiệt độ tăng cao khiến nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng mạnh, đặc biệt là các thiết bị làm mát như điều hòa, quạt điện và tủ lạnh phải hoạt động liên tục. Tuy nhiên, việc tiêu thụ điện năng tăng cao không chỉ gây áp lực lên tài chính gia đình mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn về điện nếu không có biện pháp phòng tránh hợp lý.May 13 at 1:05 pm -
Đắk Lắk: Tăng cường phòng chống tai nạn đuối nước ở trẻ em trong dịp hè
Nhằm hạn chế những vụ đuối nước thương tâm trong dịp nghỉ hè, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đang tích cực triển khai đa dạng các hoạt động, đẩy mạnh tuyên truyền kỹ năng phòng, chống đuối nước nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em trên địa bàn.May 13 at 11:30 am -
Đắk Lắk: Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công văn số 4533/UBND-KGVX, gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc thực hiện Công văn số 2484/BYT-KCB ngày 25/4/2025 của Bộ Y tế về tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25/5 - 31/5 và tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.May 11 at 9:45 am -
TP. HCM: Tăng cường đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình
Văn phòng UBND TP. HCM có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Bùi Xuân Cường về tiếp tục tăng cường công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.May 11 at 9:45 am