Một số biện pháp phòng bệnh ung thư vú
Có hơn 2,3 triệu trường hợp ung thư vú xảy ra mỗi năm trên thế giới, khiến nó trở thành loại ung thư phổ biến nhất ở người lớn. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng hơn 15.230 phụ nữ mắc và hơn 6.100 người tử vong do UTV. Ung thư vú nam chiếm khoảng 1% các trường hợp UTV.
Ung thư ở phụ nữ, trong đó có UTV để lại hậu quả nặng nề cho thế hệ sau. Một nghiên cứu năm 2020 của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế cho thấy, ước tính có khoảng 4,4 triệu phụ nữ chết vì ung thư vào năm 2020, dẫn tới gần 1 triệu trẻ em mồ côi, 25% trong số đó là do ung thư vú.
Những đứa trẻ mất mẹ vì bệnh ung thư phải chịu những bất lợi về sức khỏe và giáo dục trong suốt cuộc đời, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của đất nước.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư vú
Trong các yếu tố nguy cơ gây bệnh UTV có thể chia ra 2 nhóm, đó là nhóm yếu tố không thay đổi được và nhóm yếu tố có thể thay đổi được.
Nhóm yếu tố nguy cơ gây UTV không thay đổi được gồm:
Di truyền: Trong các yếu tố nguy cơ gây bệnh UTV, nổi bật là tiền sử gia đình có người mắc UTV, đặc biệt có từ 2 người mắc trở lên ở lứa tuổi trẻ.
Đột biến gen: Các nhà khoa học cũng tìm thấy sự liên quan giữa đột biến gen BRCA1 và BRCA2 với UTV, ung thư buồng trứng và một số ung thư khác.
Tuổi: Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh UTV càng tăng. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người rất trẻ.
Có kinh nguyệt sớm và mãn kinh muộn: Phụ nữ có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi) và mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người khác. Nguyên nhân là do những phụ nữ này chịu tác động lâu dài của hormone estrogen và progesterone.
Mật độ mô vú dày: Những người có mật độ mô vú dày đặc thường có nhiều mô liên kết hơn mô mỡ, điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển UTV. Điều này cũng có thể gây khó khăn cho việc phát hiện hoặc hình dung các tế bào ung thư ở vú khi chụp X-quang tuyến vú.
Tiền sử bản thân mắc bệnh về tuyến vú: Người bị viêm vú trong khi sinh đẻ và một số bệnh vú lành tính cũng là các yếu tố tăng nguy cơ mắc UTV.
Người từng bị ung thư như ung thư buồng trứng, phúc mạc, vòi trứng hoặc đã từng xạ trị vùng ngực cũng có nguy cơ bị UTV cao.
Nhóm yếu tố nguy cơ gây UTV có thể thay đổi được, bao gồm:
Béo phì: Đây là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh UTV. Nguyên nhân là do phụ nữ bị béo phì thường sản sinh ra nhiều hormone estrogen hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường.
Chế độ ăn nhiều chất béo, ít hoạt động thể chất: Người ăn nhiều chất béo, ít hoạt động thể chất sẽ làm lượng mỡ thừa trong cơ thể tăng cao dẫn đến béo phì và làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Dùng hormone thay thế: Một số hình thức trị liệu thay thế hormone (bao gồm cả estrogen và progesterone) được thực hiện để điều trị các triệu chứng mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ UTV. Một số loại thuốc tránh thai cũng được phát hiện là làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Lịch sử sinh sản: Những phụ nữ không sinh con, sinh con đầu lòng muộn sau độ tuổi 30 và không cho con bú có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn vì việc mang thai muộn hoặc không mang thai, mô vú sẽ tiếp xúc với lượng hormone estrogen cao hơn theo thời gian, điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh UTV.
Uống rượu: Nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh UTV của phụ nữ tăng lên khi họ uống nhiều rượu hơn. Vì uống rượu có thể làm tăng nồng độ estrogen, một hormone quan trọng trong việc phát triển nhu mô tuyến vú.
Ngoài ra, các yếu tố khác như hút thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất có thể gây ung thư và thay đổi các hormone khác do làm việc ca đêm cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Biện pháp phòng bệnh ung thư vú
Đối với các yếu tố nguy cơ không thay đổi được thì không thể can thiệp, nhưng có thể thay đổi các yếu tố còn lại để phòng UTV.
Cụ thể, để chủ động phòng UTV, chị em phụ nữ nên thực hiện các biện pháp sau:
Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng hợp lý không chỉ giúp phòng UTV mà còn có thể phòng các bệnh khác như bệnh tim mạch, mỡ máu, các bệnh ung thư khác,...
Thực hành lối sống lành mạnh: Đó là thường xuyên luyện tập thể dục, cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập các bài tập thể dục phù hợp với bản thân. Bên cạnh đó, cần hạn chế uống rượu và không hút thuốc lá.
Ăn nhiều rau củ quả, hạn chế chất béo: Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ UTV. Cố gắng ăn nhiều trái cây, rau quả và hạn chế ăn nhiều chất béo.
Nuôi con bằng sữa mẹ, nếu có thể, nuôi con bằng sữa mẹ vừa giúp giảm nguy cơ UTV cho mẹ, vừa mang lại lợi ích về sức khỏe tuyệt vời cho trẻ.
Tránh dùng liệu pháp hormone trong thời kỳ mãn kinh, nếu dùng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ và dùng trong thời gian ngắn nhất có thể.
Khám định kỳ 6 tháng/lần, để kiểm tra bất thường ở vú và điều trị kịp thời. Hoặc tới ngay cơ sở y tế khi nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về hình dáng và cảm giác ở vú như đau tức ở ngực; vú to lên bất thường; có hạch ở dưới nách; có u cục ở vú; núm vú bị tụt vào trong; vùng da quanh đầu núm vú thay đổi,…
Bác sĩ Hồ Thị Hồng
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Ngán ngẩm căng tin trong bệnh viện
Nhiều căng tin trong bệnh viện ở TP.HCM “ngó lơ” các quy định an toàn thực phẩm khiến bệnh nhân và người nhà ngán ngẩm, lắc đầu.November 26 at 11:33 am -
Gia Lai: Chú trọng phòng ngừa tai nạn giao thông trong mùa thu hoạch cà phê
Hiện nay, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai đang bước vào mùa thu hoạch cà phê nên lưu lượng xe công nông, máy kéo tham gia giao thông tăng cao. Để phòng ngừa tai nạn, Công an các đơn vị, địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT).November 26 at 9:16 am -
Quả việt quất giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
Theo chuyên gia dinh dưỡng, loại trái cây tốt cho bệnh tiểu đường chính là quả việt quất. Quả việt quất có hàm lượng anthocyanin cao, tạo nên màu xanh đặc trưng của quả và đã được chứng minh là có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.November 24 at 3:25 pm -
Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá giám sát công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại tỉnh Đắk Lắk
Vừa qua, đoàn công tác của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) đã đến thăm và làm việc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk về giám sát hỗ trợ hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) năm 2024. Tiếp và làm việc với đoàn có đại diện Sở Y tế, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các khoa, phòng liên quan.November 24 at 3:25 pm