Mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ
Tác động sinh học của chứng mất ngủ lên tim
Tiến sĩ Aravind Badiger, Giám đốc Kỹ thuật, BDR Pharmaceuticals (Ấn Độ) cho biết: “Khi bạn bị mất ngủ mạn tính, cơ thể sẽ ở trong trạng thái căng thẳng kéo dài, kích hoạt giải phóng cortisol và các hormone gây căng thẳng khác”.
Theo thời gian, nồng độ cortisol tăng cao sẽ dẫn đến huyết áp cao, nhịp tim tăng và nguy cơ bị xơ vữa động mạch, một tình trạng mà mảng bám tích tụ trong động mạch, làm hẹp động mạch và làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Xơ vữa động mạch thường là bước đầu tiên dẫn đến các biến cố tim mạch và chứng mất ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nó.
Tác động tâm lý và sức khỏe tim mạch
Ngoài sức khỏe thể chất, chứng mất ngủ còn liên quan chặt chẽ đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là lo lắng và trầm cảm. Mất ngủ dai dẳng làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng này, cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Tiến sĩ Badiger cho biết thêm, các vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm gia tăng trong cơ thể, đây là một yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tim. Ngoài ra, những người thường xuyên mất ngủ có thể áp dụng lối sống kém lành mạnh, không tập thể dục và chuyển sang uống rượu, hút thuốc như một cơ chế đối phó. Những yếu tố lối sống này làm tăng thêm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Phương pháp điều trị hiệu quả chứng mất ngủ và giảm nguy cơ tim mạch
Đảm bảo lịch ngủ đều đặn, kể cả vào cuối tuần và ngày nghỉ.
Đi ngủ đủ sớm để đảm bảo ngủ đủ 7-8 tiếng.
Thiết lập thói quen đi ngủ thư giãn trong điều kiện thiếu ánh sáng và không sử dụng thiết bị điện tử.
Không ăn quá no trước khi đi ngủ, tránh dùng đồ uống có caffein vào buổi chiều và tối.
Tập thể dục thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh uống rượu trước khi đi ngủ.
Theo Onlymyhealth
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Long An: Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024
Sáng 12/11/2024, UBND tỉnh Long An tổ chức lễ phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.November 12 at 4:37 pm -
Tác động của già hóa dân số và chiến lược chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Bình Phước
Hiện nay, tốc độ già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố có dân số đông và kinh tế phát triển mạnh. Tỉnh Bình Phước là một ví dụ điển hình, khi số lượng người cao tuổi ngày càng tăng, tạo ra áp lực lớn không chỉ đối với phát triển kinh tế mà còn đối với các dịch vụ y tế và phúc lợi xã hội.November 12 at 12:02 pm -
Bà Rịa – Vũng Tàu: Triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024, từ ngày 10/11 - 10/12/2024, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành văn bản đề nghị Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức thực hiện và giám sát các hoạt động của tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024.November 10 at 4:35 pm -
Bộ Y tế phê duyệt triển khai tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP.HCM
Ngày 6/11, Bộ Y tế chính thức phê duyệt việc triển khai tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại TP.HCM. Quyết định này được đưa ra trong công văn số 6881/BYT-DP của Bộ Y tế nhằm tăng cường biện pháp phòng dịch trong giai đoạn cao điểm hiện tại.November 7 at 10:57 am