Lâm Đồng: Tiếp tục đảm bảo công tác phòng, chống bệnh sởi và các dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh
Thực hiện Công văn số 680/PAS-KSBT ngày 24/3/2025 của Viện Pasteur TP. HCM về việc khẩn trương hoàn thành triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến 9 tháng tuổ, nhằm tiếp tục chủ động công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là bệnh sởi; vừa qua Sở Y tế Lâm Đồng ban hành văn bản số 1010/SYT-NVY về việc tiếp tục đảm bảo công tác phòng, chống bệnh sởi và các dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:
Phòng y tế các huyện, thành phố
Tiếp tục tham mưu cho UBND các huyện, thành phố: Tăng cường các hoạt động truyền thông để người dân biết cách tự phòng bệnh, chủ động đến các cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống dịch tại cộng đồng theo hướng dẫn của ngành y tế. Chỉ đạo các phòng khám tư nhân trên địa bàn phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm trong danh mục bệnh được quy định tại mục 1, mục 2, mục 3 phụ lục 1 ban hành kèm theo thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế phải thông báo ngay cho trạm y tế trên địa bàn để thực hiện việc điều tra, xác minh, thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định.
Chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn: Cập nhật đầy đủ các mũi vắc xin có thành phần tương tự với vắc xin phòng bệnh cho trẻ em, phụ nữ thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng. Khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng, người đứng đầu cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm: Dừng ngay buổi tiêm chủng; xử trí cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng; trường hợp vượt quá khả năng thì phải chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất; thống kê đầy đủ thông tin liên quan đến trường hợp tai biến nặng theo quy định của Bộ Y tế và báo cáo cho Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra tai biến.

Ảnh minh họa
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn
Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, Bệnh viện II Lâm Đồng, Bệnh viện Nhi Lâm Đồng tăng cường chỉ đạo tuyến theo phân công; hỗ trợ kỹ thuật cho các Trung tâm Y tế tuyến huyện; thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn nâng cao năng lực cho các cán bộ y tế tham gia điều trị các bệnh truyền nhiễm, khám và phát hiện sớm ca bệnh, cách ly, điều trị kịp thời cho các bệnh nhân.
Phân công cán bộ trực phòng, chống dịch 24/24 giờ; thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế; lưu ý với các trường hợp có nguy cơ cao (người mắc bệnh nền, người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, người bệnh tại khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật...).
Đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế, thực hiện tốt công tác thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và thực hiện kiểm soát nhiễm khuẩn, phân loại người bệnh ngay từ khu vực khám bệnh, sàng lọc, phân luồng bệnh nhân nhằm phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh, hướng dẫn cho người bệnh, người nhà cùng thực hiện nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan trong bệnh viện.
Báo ngay cho các đơn vị dự phòng điều tra giám sát, lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm: cúm A(H7N9), cúm A (H5N1), bạch hầu, Đậu mùa khỉ… đến khám tại cơ sở.
Khi tiếp nhận các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng phải báo cáo ngay cho Sở Y tế, đồng thời báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, thành phố trên địa bàn.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng
Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; thường xuyên đánh giá nguy cơ dịch bệnh; chủ động giám sát, phát hiện sớm, cách ly kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cảng hàng không Liên Khương; triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện trường hợp mắc bệnh, quản lý các trường hợp bệnh, người tiếp xúc không để lây nhiễm thêm, lây lan ra cộng đồng.
Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố lân cận, thường xuyên chia sẻ thông tin, cập nhật tình hình dịch bệnh truyền nhiễm của các địa phương lân cận, tham mưu kịp thời cho Sở Y tế triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn, không để bị động.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các đơn vị điều tra, xác minh ca bệnh truyền nhiễm, xử lý ổ dịch, lấy mẫu và vận chuyển mẫu bệnh phẩm các bệnh truyền nhiễm theo quy định, tập trung vào các địa phương ghi nhận ổ dịch, có tỷ lệ tiêm chủng thấp hoặc chưa quản lý tốt đối tượng tiêm chủng.
Tổ chức triển khai các đợt cao điểm tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo mùa; tăng cường truyền thông, vận động người dân chủ động, tích cực phối hợp với ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh Sởi trong giai đoạn hiện nay và đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; hướng dẫn người dân khi có dấu hiệu mắc bệnh đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí địa phương cung cấp các thông tin về về tình hình bệnh Sởi và dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn, các chiến dịch dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh, các vắc xin mới được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng.
Khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc xin phòng trong chương trình tiêm chủng mở rộng; chủ động rà soát, đánh giá nguy cơ bùng phát dịch sởi trên địa bàn, triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi – rubella theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đảm bảo thuốc, vật tư, hóa chất,… phục vụ công tác phòng chống dịch, tiêm chủng mở rộng trên địa bàn.
Trung tâm Y tế các huyện, thành phố
Phân công cán bộ trực phòng, chống dịch 24/24 giờ, thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh, đánh giá, phân tích, dự báo tình hình dịch bệnh; chủ động, sẵn sàng triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn; tiếp tục đẩy mạnh công tác giám sát phát hiện sớm, cách ly, xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch; thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, không để lây lan dịch ra cộng đồng.
Đảm bảo đủ thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh và tiêm chủng mở rộng trên địa bàn. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh trên địa bàn; thường xuyên rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những trẻ chưa tiêm đủ các mũi vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, đặc biệt là chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi.
Trong thời gian 24 giờ, kể từ thời điểm ghi nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng phải báo cáo Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để thành lập Đoàn điều tra tai biến nặng theo quy định.
Phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn, nhất là các trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ triển khai các hoạt động phòng chống dịch; hướng dẫn các cơ sở theo dõi hàng ngày tình hình sức khỏe toàn bộ học sinh, giáo viên, cán bộ, công nhân viên khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh cần cho nghỉ học và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời; tránh trường hợp dịch lây lan tại các cơ sở giáo dục.
Phối hợp với các cơ quan truyền thông đóng trên địa bàn cung cấp các thông tin về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn; các biện pháp phòng, chống, dịch bệnh truyền nhiễm; các chiến dịch dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh, các vắc xin mới được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng; truyền thông nâng cao nhận thức của người dân, khuyến cáo người dân chủ động khai báo với các cơ quan y tế khi có triệu chứng nghi ngờ, mắc bệnh, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế; chủ động tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường; tiêm vắc xin phòng bệnh cho bản thân và gia đình đặc biệt biệt là trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng,…
Thái Tuyền

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Long An: Xây dựng xã biên giới không ma túy
Thời gian qua, xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An triển khai mô hình xã biên giới không ma túy, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự (ANTT), đẩy lùi tệ nạn xã hội.March 26 at 12:56 pm -
TP. HCM: Phát triển hệ thống phục hồi chức năng cho người khuyết tật và người có nhu cầu đến năm 2030, tầm nhìn 2050
UBND TP. HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng trên địa bàn TP. HCM giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.March 24 at 1:40 pm -
Những vấn đề tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Theo Tiến sĩ Nandita Shenoy, Phó Giáo sư tại Cao đẳng Khoa học Nha khoa Manipal, Mangalore (Ấn Độ), các vấn đề tiêu hóa có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, bao gồm tổn thương niêm mạc miệng và răng miệng. Dưới đây là 5 tình trạng tiêu hóa phổ biến có thể ảnh hưởng đến răng miệng của bạn.March 24 at 1:40 pm -
Lâm Đồng: Tập huấn hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, rượu bia năm 2025
Vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng tổ chức lớp tập huấn cho 10 huyện, thành phố với sự tham dự của các học viên là cán bộ phụ trách hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, rượu bia.March 23 at 10:14 am