Lâm Đồng: Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Hiện đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch, số mắc hàng năm có xu hướng tăng cao, vừa qua, Sở Y tế Lâm Đồng ban hành công văn gởi các đơn vị Y tế trong toàn ngành; Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt; Phòng Y tế các huyện, TP. Đà Lạt, Bảo Lộc về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, các đơn vị y tế trong toàn ngành và Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt: Tổ chức tổng vệ sinh, phát quang bụi rậm và loại bỏ các vật chứa có nguy cơ phát sinh lăng quăng/bọ gậy tại đơn vị. Phát động phong trào công chức, viên chức và người lao động tại đơn vị thực hiện tốt và tích cực tham gia công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, diệt muỗi và lăng quăng tại cơ quan, đơn vị và hộ gia đình. Tổ chức tốt việc khám bệnh, phân độ, phân tuyến, thu dung, điều trị bệnh nhân; các tuyến điều trị tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, theo dõi chuyển tuyến kịp thời, an toàn, hạn chế thấp nhất tình trạng bệnh nhân chuyển nặng, tử vong. Rà soát, có kế hoạch bổ sung, đảm bảo đủ giường bệnh, nhân lực, thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị phục vụ công tác phòng, chống dịch và thu dung điều trị bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. Tiếp tục tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về giám sát, điều trị sốt xuất huyết Dengue theo hướng dẫn của Bộ Y tế; phối hợp triển khai tập huấn các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết Dengue của mạng lưới cộng tác viên, tổ giám sát...

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng giám sát lăng quăng/bọ gậy tại xã N’ thôl hạ huyện Đức Trọng
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lâm Đồng: Theo dõi giám sát chặt chẽ, đánh giá tình hình, dự báo diễn biến sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh; kịp thời tham mưu đề xuất các giải pháp triển khai công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh một cách khoa học, hiệu quả, phù hợp. Phối hợp với các cơ quan truyền thông tuyến tỉnh tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng, chống sốt xuất huyết Dengue, đặc biệt về vai trò, trách nhiệm của người dân trong việc tham gia các hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết; chủ động cung cấp các thông tin về tình hình dịch và công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết Dengue để kịp thời định hướng truyền thông trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Thành lập các đoàn kiểm tra giám sát và cử cán bộ chuyên môn xuống kiểm tra, giám sát hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại các huyện, thành phố có số lượng người mắc sốt xuất huyết cao. Rà soát lại toàn bộ thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện phòng chống dịch trên địa bàn toàn tỉnh, kịp thời đề xuất mua sắm các trang thiết bị, thuốc, hóa chất đầy đủ, đảm bảo triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch trong trường hợp số ca bệnh sốt xuất huyết tăng cao và báo cáo kịp thời, đầy đủ các trường hợp bệnh, ổ dịch theo quy định của Bộ Y tế.
Trung tâm Y tế các huyện, thành phố: Chủ động phối hợp với Phòng Y tế và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND các huyện, thành phố triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn. Tăng cường giám sát dịch tễ bệnh sốt xuất huyết Dengue, thống kê đầy đủ các ca bệnh và triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống dịch, xử lý triệt để các ổ dịch, không để dịch bệnh bùng phát. Chủ động phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết trên địa bàn, chú ý xử lý các ổ dịch tại các địa phương có trồng dâu nuôi tằm. Tổ chức phun hóa chất 100% các hộ gia đình thuộc khu vực ổ dịch. Đảm bảo phun hóa chất đúng kỹ thuật, đánh giá chỉ số véc tơ trước và sau phun để có chỉ định phun cụ thể; phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức phát động học sinh tham gia dọn dẹp vệ sinh, loại bỏ ổ chứa lăng quăng khu nhà ở và trường học.
Đẩy mạnh công tác truyền thông cho nhân dân về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; Phối hợp với chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành liên quan, tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn; thường xuyên tổ chức chiến dịch tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, diệt bọ gậy, lăng quăng và huy động sự tham gia của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể tại cơ sở để duy trì triển khai tổ phòng chống sốt xuất huyết cộng đồng nhằm tuyên truyền, giám sát, hướng dẫn việc loại bỏ bọ gậy, lăng quăng tại các hộ gia đình; vận động người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết.

Truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết
Tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát và hỗ trợ công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại các xã, phường, thị trấn; thực hiện chế độ thông tin báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn và quy định của Bộ Y tế.
Phòng Y tế các huyện, thành phố: Tiếp tục tham mưu cho UBND huyện, thành phố và phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và UBND các xã, phường, thị trấn tập trung triển khai các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết, cụ thể: Triển khai các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết một cách thực chất, gắn trách nhiệm của các cấp chính quyền với kết quả công tác phòng, chống sốt xuất huyết Dengue; tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ gia đình chủ động thu dọn các vật phế thải, dụng cụ chứa nước và thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/bọ gậy, muỗi trong nhà và xung quanh nhà hằng ngày, trong đó, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và gia đình phải gương mẫu thực hiện.
Thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động xử lý ổ dịch sốt xuất huyết trên địa bàn, đảm bảo 100% các ổ dịch sốt xuất huyết được phát hiện và xử trí kịp thời theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Đưa nội dung phòng, chống sốt xuất huyết vào nội dung sinh hoạt định kỳ của địa phương, tăng cường truyền thông trên loa phát thanh xã, phường, thị trấn để người dân hiểu được nguy cơ, sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết và hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng, hàng ngày tự giác thu dọn vật dụng phế thải chứa nước, nơi lăng quăng, bọ gậy, muỗi phát triển và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt.
Để chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết, mỗi người dân cần chủ động thực hiện một số biện pháp sau:
- Vận động từng thành viên gia đình thực hiện các biện pháp thông thường phòng chống SXHD bao gồm loại bỏ các ổ lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi, bảo vệ cá nhân không bị muỗi đốt.
- Phòng muỗi đốt: làm lưới chắn muỗi vào nhà. Thường xuyên ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài nếu có thể, nhất là đối với trẻ nhỏ.
- Xua, diệt muỗi: sử dụng hương xua muỗi, bình xịt xua, diệt muỗi cầm tay, hun khói bằng đốt vỏ cau, dừa hoặc lá cây. Treo mành tre, rèm tẩm hóa chất diệt muỗi ở cửa ra vào, cửa sổ hoặc sử dụng vợt điện...
Đối với cộng đồng: hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy cần sự tham gia tích cực của mỗi hộ gia đình, trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở của chính quyền địa phương và sự tham gia hưởng ứng của tất cả các tổ chức chính trị - chính trị xã hội.
- Tổ chức hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy hàng tuần tại các khu vực có ổ dịch đang hoạt động, tiếp tục duy trì 2 tuần/lần ở những tháng cao điểm để loại trừ nơi sinh sản của véc tơ nơi công cộng và tư nhân. Tuyên truyền rộng rãi thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, áp phích, tranh tuyên truyền, các cuốn sách nhỏ, mạng lưới cộng tác viên y tế, hoạt động của nhà trường. Đánh giá tình hình dịch và những kết quả tham gia của cộng đồng.
- Truyền thông đến các hộ gia đình và học sinh trong trường học về các biện pháp đơn giản loại trừ nơi sinh sản của véc tơ ở nhà cũng như ở trường học. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về SXHD, các biện pháp phòng chống, động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có nhiều đóng góp thiết thực.
- Khuyến khích các công ty thương mại, du lịch với tư cách là nhà tài trợ tham gia vào việc nâng cao cảnh quan và cải thiện môi sinh trong cộng đồng, làm giảm nguồn sinh sản của véc tơ truyền bệnh. Cần cho họ biết rằng kết quả phòng chống SXHD sẽ có tác động tốt đến kinh doanh và lợi nhuận của công ty.
- Kết hợp các hoạt động phòng chống SXHD với các lĩnh vực phát triển dịch vụ cộng đồng khác như: Dịch vụ thu gom rác, cung cấp nước sinh hoạt... nhằm làm giảm nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh.
Quang Nhân

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
Ngày 27/3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ khoảng 1/10.000 ca, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả thai nhi và sản phụ.March 27 at 7:30 pm -
Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ
Tai biến mạch máu não (TBMMN - đột quỵ não - stroke) là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ trừ sang chấn sọ não. Thực tế, có thể định nghĩa TBMMN một cách đơn giản là các thiếu sót thần kinh cấp tính do nguồn gốc mạch máu.March 27 at 12:30 pm -
Cà Mau: Triển khai thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025.March 27 at 12:30 pm -
Long An: Xây dựng xã biên giới không ma túy
Thời gian qua, xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An triển khai mô hình xã biên giới không ma túy, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự (ANTT), đẩy lùi tệ nạn xã hội.March 26 at 12:56 pm