Đắk Lắk chủ động ứng phó với nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, SXH Dengue là bệnh lưu hành quanh năm, với dịch thường bùng phát theo chu kỳ 3 năm. Thống kê cho thấy, các năm đỉnh dịch gồm 2010, 2013, 2016, 2019 và 2022 đều ghi nhận số ca mắc cao, đi kèm với nhiều trường hợp tử vong. Riêng năm 2024, toàn tỉnh đã ghi nhận 7.372 ca mắc SXH, trong đó có 3 ca tử vong. Từ đầu năm 2025 đến nay, đã có gần 150 trường hợp, chủ yếu tại TP. Buôn Ma Thuột, Cư M’gar, Krông Ana, Buôn Đôn và Ea Súp.
Ông Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, ngành y tế đã xây dựng kế hoạch tổng thể nhằm phòng, chống dịch SXH từ tuyến tỉnh đến cơ sở. Trong đó, công tác điều trị tuân thủ nghiêm quy trình chuyên môn của Bộ Y tế, bảo đảm phát hiện sớm, điều trị kịp thời các ca bệnh, hạn chế tử vong.
Ở tuyến dự phòng, ngành y tế triển khai giám sát dịch tễ toàn diện từ bệnh viện đến cộng đồng, bao gồm giám sát bệnh nhân, huyết thanh, vi rút và véc tơ truyền bệnh. Các điểm giám sát trọng điểm gồm Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên, Trung tâm Y tế huyện Ea Súp và 20 xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

Ngành y tế tỉnh Đắk Lắk triển khai các biện pháp để ngăn chặn nguy cơ SXH bùng phát thành dịch gây nguy hiểm đến sức khỏe của người dân (ảnh: Bảo Trọng)
Đặc biệt, mạng lưới cộng tác viên y tế tại các địa phương được tăng cường để thực hiện tuyên truyền, giám sát và hỗ trợ xử lý ổ dịch tại hộ gia đình. Mỗi cộng tác viên được yêu cầu thăm hộ ít nhất một lần mỗi tháng, hướng dẫn người dân diệt lăng quăng, bọ gậy, vệ sinh môi trường và cam kết không để bọ gậy tồn tại trong nhà.
Bên cạnh đó, các chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy sẽ được tổ chức định kỳ 2 lần/năm, duy trì hoạt động cao điểm từ tháng 4 đến tháng 11 hằng năm với sự tham gia của các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể và người dân.
Ngành y tế Đắk Lắk cũng đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên môn, đảm bảo 100% cán bộ chống dịch các cấp và cộng tác viên được đào tạo ít nhất một lần/năm. Đồng thời phối hợp tập huấn kiến thức phòng chống dịch cho chính quyền, đoàn thể và ngành giáo dục.
Về trang thiết bị và vật tư y tế, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật xây dựng phương án, đề xuất bổ sung kinh phí kịp thời để đảm bảo đủ nguồn lực phục vụ chống dịch.
Nhấn mạnh vai trò cộng đồng, bác sĩ Nay Phi La kêu gọi: “Để công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết đạt hiệu quả, cần sự chủ động không chỉ của ngành Y tế mà còn từ mỗi người dân. Đừng đứng ngoài cuộc, đừng phó mặc cho ngành y tế khi chính sức khỏe bản thân và cộng đồng đang bị đe dọa”.
Dũng Nguyễn

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cặp song sinh mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp chào đời khỏe mạnh
Ngày 27/3, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công một trường hợp song thai mắc hội chứng truyền máu song thai hiếm gặp. Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ khoảng 1/10.000 ca, hội chứng này cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của cả thai nhi và sản phụ.March 27 at 7:30 pm -
Phương pháp ăn uống trong phòng và chống đột quỵ
Tai biến mạch máu não (TBMMN - đột quỵ não - stroke) là các thiếu sót chức năng thần kinh xảy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa, các triệu chứng tồn tại trên 24 giờ hoặc tử vong trong 24 giờ trừ sang chấn sọ não. Thực tế, có thể định nghĩa TBMMN một cách đơn giản là các thiếu sót thần kinh cấp tính do nguồn gốc mạch máu.March 27 at 12:30 pm -
Cà Mau: Triển khai thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh năm 2025.March 27 at 12:30 pm -
Long An: Xây dựng xã biên giới không ma túy
Thời gian qua, xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An triển khai mô hình xã biên giới không ma túy, nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân, góp phần giữ vững an ninh, trật tự (ANTT), đẩy lùi tệ nạn xã hội.March 26 at 12:56 pm