Kỹ năng cho con bú đúng khớp ngậm dành cho những ai lần đầu làm mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ đơn thuần là bản năng mà còn đòi hỏi phương pháp và thực hành đúng khoa học để đảm bảo bé bú được lượng sữa cần, không bị sặc trong quá trình bú mẹ. Khớp ngậm đúng chính là một trong những điểm quan trọng mấu chốt khi cho trẻ bú mẹ. Khi nói đến khớp ngậm đúng, đó không phải chỉ là ngậm hết quầng vú mẹ, mà khớp ngậm đúng liên quan cả vị trí môi dưới, môi trên, cằm, lưỡi và cả tư thế bú đúng.
Để giúp tất cả các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ hiểu rõ và cho con bú đúng khớp ngậm, sau đây là toàn bộ các bước hướng dẫn mẹ có thể tham khảo và làm theo
Hướng dẫn các bước cho bé bú đúng khớp ngậm:
Bước 1:
Bế bé áp vào người mẹ, mặt bé gần với bầu vú.
Bước 2:
Để đầu bé hơi ngửa một chút sao cho môi trên của bé có thể dễ dàng chạm vào núm vú của mẹ. Điều này sẽ giúp bé có thể há rộng miệng.
Bước 3:
Đưa miệng bé lại gần vú mẹ.
Khi bé bắt đầu há miệng rộng, cằm bé sẽ có thể chạm vào vú mẹ trước, đầu bé lúc này ngửa ra để bắt đầu há rộng miệng, giúp đưa lưỡi chạm tới bầu vú càng nhiều càng tốt.
Bước 4:
Khi cằm bé đã chạm vào ngực mẹ, mũi giữ khoảng cách thông thoáng thì bé há miệng. Lưỡi của bé đưa ra phía trước, đè lên nướu dưới. Lúc này mẹ sẽ thấy màu hồng của môi bé, tức là môi bé được mở ra ngoài chứ không bị vặn hay mím vào phía trong.
Miệng bé gắn chặt vào quầng vú, bé ngậm vú kín miệng. Phần lớn quầng vú sẽ nằm trong miệng bé. Khi bé đang mút, mẹ sẽ không nhìn thấy núm vú, mà chỉ thấy phần bên ngoài của quầng vú.
Với cách ngậm vú đúng, lưỡi bé sẽ mở về phía nướu dưới, tạo thành một vùng lõm quanh núm vú và làm giảm bớt áp lực từ hàm.
Mẹ lưu ý cho bé bú với tư thế đúng là tai - vai - hông thẳng hàng, cổ bé hơi ngửa, khớp ngậm đúng, bé có thể mút - nuốt - thở dễ dàng, nuốt được trọn vẹn từng ngụm sữa rất lớn, mà không hề sặc.
Khi trẻ không ngậm chắc chắn vào quầng vú, cảm giác đau nhức ở đầu vú cho biết bé đang ngậm vú chưa đúng. Mẹ cần dừng và thử lại. Mẹ nên chờ đến lúc miệng bé mở rộng, lưỡi trẻ nằm thẳng và hướng ra trước khi đưa trẻ ngậm vào vú. Nếu mẹ vội vã đưa bé ngậm vú có thể khiến bé chỉ ngậm vào được đầu vú. Hậu quả là mẹ sẽ bị đau nhức còn trẻ không thể bú đủ sữa.
Khi bé không có được tư thế và khớp ngậm hoàn chỉnh, thì bé dễ bị sặc vì không hứng sữa, không nuốt sữa hiệu quả
Cuối cùng thì mẹ cũng sẽ biết bé có ngậm đúng và bú được sữa không nhờ vào cảm giác của chính mình. Mẹ hãy tập trung chú ý vào cảm nhận của đầu vú khi bé ngậm vào đúng cách, sẽ không có gì đau đớn cả. Ngoài ra cũng cần chú ý đến việc trẻ bú tạo cảm giác ra sao trên quầng vú. Mẹ sẽ thực sự thấy một cảm giác hơi ngứa ran khi trẻ mút sữa ra khỏi các nang sữa. Điều đó cho thấy rằng bé đã ngậm vú chặt và đúng cách, sẽ tránh việc bé bị sặc sữa mà còn giúp kích thích tuyến sữa của mẹ tiết sữa. Bầu chúc các mẹ sẽ áp dụng thành công để việc nuôi con trở nên thật nhẹ nhàng!

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
TP. HCM phát động tháng hành động vì trẻ em năm 2025
UBND TP. HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2025, với chủ đề “Ưu tiên nguồn lực hoàn thành các mục tiêu vì trẻ em”, diễn ra từ ngày 1/6 đến 30/6/2025. Nhiều hoạt động chăm lo thiết thực, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt sẽ được tổ chức trên toàn thành phố.May 18 at 9:13 am -
Vệ sinh "cậu nhỏ" mỗi ngày: Biện pháp đơn giản phòng tránh bệnh lý nam khoa
Vệ sinh bộ phận sinh dục nam không chỉ là thói quen cá nhân mà còn là bước chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu. Tuy nhiên, nhiều nam giới vẫn lơ là với việc này, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, rối loạn chức năng sinh lý và cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục.May 17 at 6:54 pm -
Việt Nam quyết tâm bảo vệ thế hệ trẻ trước mối nguy hại từ thuốc lá mới
Trong những năm gần đây, thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đã được quảng bá rầm rộ như những sản phẩm “ít hại” và là giải pháp thay thế cho người nghiện thuốc lá điếu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các sản phẩm này đang nhắm tới một lượng lớn người chưa từng hút thuốc, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.May 17 at 4:44 pm -
Đắk Lắk: Đẩy mạnh truyền thông phòng chống tai nạn thương tích trong trường học
Trước thực trạng tai nạn thương tích ở trẻ em ngày càng gia tăng, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã và đang tích cực triển khai các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức và kỹ năng phòng tránh cho học sinh, đặc biệt là lứa tuổi trung học cơ sở.May 17 at 4:44 pm