Kon Tum: Triển khai công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2024
Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đại diện lãnh đạo các sở, ngành là thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh và lãnh đạo các cơ quan liên quan của tỉnh. Tại điểm cầu các huyện, thành phố có lãnh đạo UBND, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh: Năm 2023, do ảnh hưởng của mưa bão và những đợt mưa lớn, lũ quét, sạt lở, ngập lụt đã gây thiệt hại về người, tài sản và cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của Nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, cụ thể: Mưa lũ làm 4 người chết; 152 nhà ở bị ảnh hưởng; 5 điểm trường bị ảnh hưởng; 3 cổng chào nhà văn hóa và 2 nhà rông bị gãy đổ, 1 trạm y tế và 2 trụ điện bị ảnh hưởng; khoảng 295,37 ha đất sản xuất bị ảnh hưởng; nhiều gia súc, gia cầm bị chết; 17,76 ha ao nuôi cá bị ngập, xói lở; 12 công trình thủy lợi, nước sinh hoạt bị hư hỏng, xói lở kênh mương.
Một số tuyến đường trên một số địa bàn các huyện bị sạt ta luy dương, ta luy âm xói lở hàng chục vị trí với chiều dài khoảng 5.550m, 3 cầu, 4 cống, ngầm, rãnh thoát nước bị hư hỏng, xói lở và hơn 11 điểm bị sạt lở gây ách tắc giao thông... Tổng giá trị thiệt hại do ảnh hưởng mưa lũ, bão gây ra trên địa bàn tỉnh ước khoảng 127.420 triệu đồng.
Năm 2023, trên địa bàn huyện Kon Plông và vùng lân cận, đã xảy ra hơn 316 trận động đất. Qua kiểm tra, rà soát và báo cáo từ các địa phương, đơn vị dư chấn động đất gây lung lắc trong thời gian rất ngắn nhưng chưa gây thiệt hại về người và tài sản.
Để chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị chủ động xây dựng phương án, kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, qua đó góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền về phòng chống thiên tai thông tin kịp thời về diễn biến thời tiết, các đợt thiên tai; đồng thời, quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ).
Tại hội nghị, thành viên Ban Chỉ đạo PCTT-TKCN và PTDS các cấp nêu một số nêu ra một số khó khăn trong công tác PCTT-TKCN và PTDS năm 2023 và đưa ra một số nhiệm vụ triển khai trong năm 2024.
Kết luận hội nghị, thay mặt UBND tỉnh đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh biểu dương và ghi nhận những kết quả đã đạt được của các cấp, các ngành trong việc chủ động công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023.
Để chủ động đối phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan, giảm thiểu tối đa thiệt hại đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của Nhân dân, đồng chí đề nghị các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chủ động tổ chức kiểm tra các phương án, kế hoạch công tác phòng chống thiên tai và khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra tại các địa phương; phối hợp, hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục hạn hán, thiếu nước, bảo đảm đời sống người dân theo quy định.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện kế hoạch, giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra phương án chuẩn bị ứng phó thiên tai của các địa phương, trong đó đặc biệt là công tác bảo đảm an toàn dân cư, hồ đập; các vùng xung yếu có nguy cơ sạt lỡ… kiểm tra việc chấp hành và thực hiện đúng quy trình vận hành các hồ chứa và liên hồ chứa; phương án phòng, chống lũ bão đảm bảo an toàn đập và vùng hạ du các công trình thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các đơn vị thi công các công trình thủy lợi có phương án đảm bảo an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố tiếp tục rà soát, kiện toàn Đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã; chuẩn bị sẵn sàng ứng phó và các nhiệm vụ khắc phục hậu quả khôi phục đời sống, sản xuất của Nhân dân; Rà soát, thống kê vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lỡ đất, các tuyến đường đi qua ngầm, tràn để chủ động phương án ứng phó và có kế hoạch thiết lập hệ thống biển cảnh báo nguy hiểm cho Nhân dân được biết, để phòng tránh. Đồng thời, thông tin kịp thời về diễn biến của thời tiết, thiên tai; tăng lượng đưa tin, thông báo các bản tin dự báo, cảnh báo, các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, ứng phó thiên tai đến UBND cấp xã, các đơn vị và mọi người dân biết, chủ động phòng tránh.
Lê Hằng
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Cà Mau: Tập huấn tư vấn cai nghiện thuốc lá tại cộng đồng
Nhằm thực hiện tốt các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời tổ chức lớp tập huấn tư vấn cai thuốc lá cho 40 học viên là cộng tác viên, y tế khóm/ấp tại cộng đồng.November 22 at 4:25 pm -
Đà Nẵng: Tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho y tế thôn bản
Từ ngày 19/11 đến 21/11, tại Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Đà Nẵng tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho đội ngũ nhân viên y tế thôn bản của 11 xã trên địa bàn huyện Hoà Vang.November 22 at 4:25 pm -
Gia Lai phát động tháng hành động vì bình đẳng giới
Vừa qua, tại TP. Pleiku, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Gia Lai phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới” năm 2024.November 21 at 8:52 am -
400 triệu đồng gây quỹ hỗ trợ sinh viên tại giải golf Trường Đại học Luật TP.HCM
Ngày 19/11, giải golf mở rộng lần I năm 2024 của Trường Đại học Luật TP.HCM diễn ra nhằm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Sự kiện quy tụ 144 golfer, bao gồm các cựu giảng viên, cựu sinh viên và doanh nhân từ nhiều lĩnh vực khác nhau.November 20 at 1:03 pm