Khi nào cần khám ngoại khoa trẻ bị táo bón
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em
Táo bón ở trẻ em được chia thành 2 nhóm chính là táo bón do nguyên nhân nội khoa và táo bón do nguyên nhân ngoại khoa.
Các nguyên nhân nội khoa gây táo bón:
- Táo bón chức năng: do trẻ nhịn đi cầu, chế độ ăn không phù hợp, ít chất xơ, thiếu nước, ít vận động...
- Táo bón do bệnh lý nội khoa: bệnh lý nội tiết (suy giáp, tiểu đường, hạ kali máu…), dị ứng đạm sữa bò, bệnh lý hệ thần kinh (bại não, chậm phát triển tâm thần, hội chứng chùm đuôi ngựa…).
Các nguyên nhân ngoại khoa gây táo bón:
- Bệnh phình đại tràng bẩm sinh, hay còn gọi là bệnh Hirschsprung do sự thiếu hụt bẩm sinh các tế bào hạch thần kinh ở đại tràng, làm mất nhu động ruột dẫn đến tình trạng táo bón và ứ phân.
- Dị dạng hậu môn trực tràng (thường gặp nhất là hậu môn tầng sinh môn trước) hậu môn kích thước nhỏ và nằm lệch ra phía trước.

Ảnh minh họa
Các dấu hiệu bệnh phình đại tràng bẩm sinh
Tại khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. HCM), hàng năm phẫu thuật khoảng 120 đến140 bệnh nhi mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh. Các triệu chứng của trẻ mắc bệnh phình đại tràng bẩm sinh có thể biểu hiện khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Đối với trẻ sơ sinh, có thể có những dấu hiệu ngay sau sinh như chậm đi tiêu phân su (đi tiêu sau 24 – 48 giờ sau sinh), bụng chướng và nôn ói.
- Đối với các trẻ lớn, thường biểu hiện với các triệu chứng như táo bón dai dẳng phải sử dụng thuốc nhuận tràng hay thụt tháo, viêm ruột tái phát. Bên cạnh đó, trẻ táo bón kéo dài có thể đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất.
Hậu quả của táo bón
Táo bón kéo dài ở trẻ em nếu không được điều trị phù hợp có thể gây ra nhiều hậu quả như nứt hậu môn, đau và chảy máu hậu môn. Tình trạng phân bị tích tụ lâu ngày làm cho trẻ bị “ngộ độc phân”, suy dinh dưỡng và chậm phát triển thể chất. Các hậu quả khác có thể gặp trên trẻ phình đại tràng bẩm sinh như vỡ đại tràng, viêm ruột hay ruột bị dãn nặng.
Trong đó viêm ruột là một biến chứng đáng sợ, là nguyên nhân chính làm cho bệnh trở nên trầm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Mặc dù không phải trẻ nào chậm đi tiêu phân su hay táo bón kéo dài đều là bệnh phình đại tràng bẩm sinh, tuy nhiên, đối với những trẻ táo bón kéo dài, đặc biệt là trẻ có chậm tiêu phân su lúc sinh, cần phải đưa trẻ đến khám tại các phòng khám ngoại để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhằm hạn chế các biến chứng có thể xảy ra ở trẻ bị phình đại tràng, từ đó giúp cho chất lượng cuộc sống của trẻ được tốt hơn.
Ths.BS Phùng Nguyễn Việt Hưng

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Yến Helen - Hành trình từ tâm huyết của một nhà giáo đến thương hiệu yến sào hàng đầu Châu Á
Từ bục giảng đến thương trường, hành trình của nữ doanh nhân Bùi Thị Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Helen Solar (thương hiệu Yến Helen - Yến Khánh Hòa) là một câu chuyện truyền cảm hứng về nghị lực và khát vọng cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.July 16 at 10:54 pm -
4 lối sống lành mạnh giúp giảm các triệu chứng tiền mãn kinh
Khi bước sang tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi sinh lý phức tạp trong giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là thời kỳ "chuyển giao" với nhiều thách thức: thay đổi tâm trạng, tăng cân, rối loạn kinh nguyệt, mất khối cơ và giảm trao đổi chất.July 14 at 8:11 am -
Ký sinh trùng từ thú cưng, nguy cơ tiềm ẩn khiến hàng trăm trẻ mắc bệnh
Chỉ từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An phát hiện gần 900 trẻ nhiễm giun, sán chó mèo. Nhiều trẻ đến khám trong tình trạng ngứa ngáy kéo dài, tổn thương đa cơ quan nhưng nhiều phụ huynh chủ quan, cho rằng chỉ là bệnh ngoài da và tự điều trị tại nhà…July 10 at 5:09 pm -
Hà Tĩnh ghi nhận ca sốt rét ngoại lai có nguy cơ phát sinh ca bệnh thứ cấp
Mới đây, trên địa bàn thôn Song Yên, xã Thiên Cầm ghi nhận trường hợp mắc sốt rét. CDC Hà Tĩnh thành lập đoàn công tác làm việc với chính quyền xã, Trạm Y tế về các biện pháp xử lý ổ bệnh. Đây là ca bệnh ngoại lai thứ 6 trên địa bàn tỉnh tính từ đầu năm đến nay.July 10 at 5:08 pm